Vì một vài lý do nào đó mà công dân Việt Nam muốn xin thôi Quốc tịch Việt Nam. Việc này phải gửi đơn lên Chủ tịch nước và tất nhiên đơn từ phải rõ ràng và đầy đủ ý. Một mẫu đơn xin thôi Quốc tich bao gồm những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật quốc tịch năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2008
Thông tư 02/2020/TT-BTP
Nội dung tư vấn
Các nội dung cần có trong đơn xin thôi quốc tịch.
- Tiêu đề đơn : Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam
- Thông tin chi tiết của người xin thôi quốc tich: Họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quê quán; công việc; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch hiện tại; Giấy tờ tùy thân; …
- Lý do xin thôi quốc tịch: Đây là phần nguyên nhân mà người xin thôi quốc tịch phải lưu ý; đảm bảo nó phải hợp lý; hợp pháp.
- Danh sách những người phụ thuộc được xin thôi quốc tịch.
- Phần cam đoan thông tin và chịu trách nhiệm.
Xem và tải xuống nội dung
Hồ sơ cần chuẩn bị khi muốn thôi quốc tịch
Để tiến hành thôi quốc tịch người có yêu cầu cần chuẩn hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
- Bản khai lý lịch;
- Hộ chiếu Việt Nam; chứng minh nhân dân; giấy tờ nhân thân khác
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ
- Giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài
- Giấy xác nhận không nợ thuế
- Với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ trong quân đội đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giải ngũ, phục viên chưa quá 05 năm thì phải nộp: Quyết định cho thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giải ngũ, phục viên; Xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam không phương hại đến lợi ích quốc gia
Mời bạn đọc xem thêm
- Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất 2021
- Dịch vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất năm 2021
- Đã thôi quốc tịch có được nhận thừa kế?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày có Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam; Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú; thu hồi Hộ chiếu Việt Nam; Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân của người đó theo quy định của pháp luật.
– Người thôi quốc tịch quốc tịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú nộp lại các giấy tờ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thời gian để giải quyết sẽ là 75 ngày đối với cả hai trường hợp:
– Nộp trực tiếp: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp , không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ
– Dịch vụ bưu chính: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
– Cán bộ, công chức, những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
– Đang nợ thuế Nhà nước
– Đang có nghĩa vụ tài sản với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam
– Đang bị tạm giam để chờ thi hành án
– Đang chấp hành xử lý hành chính là đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh, trường giáo dưỡng
– Việc xin thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia.