Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất 2021

bởi LinhTrang
Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất 2021

Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Quốc tịch là một phạm trù chính trị – pháp lý; nhằm xác định mối quan hệ giữa một con người với một Nhà nước nhất định. Quan hệ này cho phép xác định một con người nào đó là công dân của một quốc gia cụ thể. Việc có quốc tịch sẽ giúp cho con người được thừa hưởng những chính sách dành riêng cho công dân của mỗi quốc gia.

Với những người định cư ở nước ngoài và mong muốn được cấp quốc tịch ở bên đó; thì việc đầu tiên cần phải làm đó chính là xin thôi quốc tịch Việt Nam. Nhưng thủ tục để thực hiện vấn đề này lại ít ai có thể nắm rõ được. Chính vì thế mà ngay sau đây; Luật sư X sẽ chia sẻ cho các bạn về thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam nhé.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 số 24/2008/QH12
  • Nghị định số 78/2009/NĐ-CP

KHÁI NIỆM VỀ QUỐC TỊCH

Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về Quốc tịch Việt Nam như sau:

“Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước; và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.

Quốc tịch là căn cứ để chứng minh mối liên kết ràng buộc giữa một con người và một quốc gia. Mỗi quốc gia có một chế độ pháp lý khác nhau về quốc tịch. Mối liên hệ pháp lý này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó đối với quốc gia mà họ mang quốc tịch; và tổng thể quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân của mình. Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi; là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và làm nghĩa vụ công dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.

Căn cứ được thôi quốc tịch Việt Nam

Căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch. Cụ thể:

“Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.”

Theo quy định nêu trên; việc thôi quốc tịch Việt Nam là hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của công dân Việt Nam. Nó được thể hiện bằng đơn với mục đích để nhập quốc tịch nước ngoài; hoặc đã có quốc tịch nước ngoài; hoặc đang có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Mà thông qua các lý do trên để nay tự nguyện xin thôi quốc tịch Việt Nam; nhằm được hưởng quyền lợi của nước mà họ đang là công dân.
Tuy nhiên, không phải cứ ai có đơn xin thì đều được Chủ tịch nước xem xét; quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Theo khoản 2 điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định về:

Trường hợp những người xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ chưa được thôi quốc tịch:

  • Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan; tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  •  Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
  •  Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
  •  Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục; cơ sở chữa bệnh; trường giáo dưỡng.

Trường hợp không được thôi Quốc tịch Việt Nam:

  • Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam; nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
  • Cán bộ, công chức; và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam cần những gì?

Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định rõ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam cần:

  • Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
  • Bản khai lý lịch;
  • Bản sao Hộ chiếu Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài
  • Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
  • Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Quốc tịch, cụ thể như sau:
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

  • Trình tự; thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại cấp tỉnh:

Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.

Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo; và trong thời gian này, Sở Tư pháp phải gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp; cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này; Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh; Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

  • Trình tự; thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.
Trong thời hạn 20 ngày, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

  • Trình tự; thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại cấp trung ương:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ; nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch nước xem xét, quyết định.Trong trường hợp Chủ tịch nước quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam; Bộ Tư pháp sẽ thông báo quyết định của Chủ tịch nước cho người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài; Bộ Tư pháp sẽ gửi bản sao Quyết định kèm theo danh sách những người được thôi quốc tịch Việt Nam cho Bộ Ngoại giao; để từ đó chuyển cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã tiếp nhận hồ sơ; đồng thời, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Tóm lại, Thời hạn giải quyết sẽ trong vòng:

  • 90 ngày làm việc, không tính thời gian chuyển hồ sơ; và chờ người xin trở lại quốc tịch làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài.
  • 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao Quyết định của Chủ tịch nước.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Luật sư X chia sẻ cho các bạn về thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm