Đổi tiền ăn chênh lệch bị phạt tới 40 triệu đồng

bởi Luật Sư X
Đổi tiền ăn chênh lệch bị phạt tới 40 triệu đồng

Mỗi dịp tết đến xuân về; thì nhu cầu về đổi tiền mới để mừng tuổi hay để đi lễ chùa đầu năm luôn tăng cao. Trước nhu cầu đó; nhiều cá nhân dù không được cơ quan chức năng cấp phép; nhưng đã cung cấp dịch vụ đổi tiền ăn chênh lệch nhằm thu lợi nhuận cá nhân. Đây là hành vi trái pháp luật; cả người đi đổi và người cung cấp tiền đổi thì đều có thể bị xử phạt; nếu bị cơ quan chức năng phát hiện. Cụ thể như thế nào, hãy cùng Luật sư X theo dõi bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Đổi tiền ăn chênh lệch là trái phát luật?

Ngân hàng nhà nước là đơn vị điều tiết tiền tệ; hàng năm vẫn cho in và phân phối tiền mới mỗi dịp tết Nguyên đán cận kề; nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Thông thường; các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước cấp phép sẽ thực hiện nhiệm vụ cung cấp lượng tiền mới này tới người dân.

Tuy nhiên trong thực tế; việc bạn có thể đổi tiền ở một ngân hàng khi không phải là khách hàng thân thiết hoặc không có người quen tại đó là một điều hết sức khó khăn; thậm chí là không thể. Bởi lẽ, lượng tiền mới được in ra có số lượng giới hạn; và các ngân hàng thương mại sẽ chỉ ưu tiên đổi tiền mới cho những người thường xuyên sử dụng dịch vụ vay hoặc gửi tiền tại ngân hàng đó. Đây là một hoạt động chăm sóc khách hàng; và nhằm giữ chân khách hàng hiệu quả mà các ngân hàng bấy lâu nay vẫn thực hiện. Do vậy, mọi người thường đổi tiền tại “thị trường chợ đen”.

Khác với việc nếu được đổi tiền ở ngân hàng thì sẽ không mất một khoản phí nào. Khi đổi tiền ở “thị trường chợ đen”; người đổi tiền sẽ phải mất kha khá phí đổi tiền. Đôi khi đổi 10 đồng nhưng chỉ lấy về được 9 đồng. Thêm nữa, hoạt động đổi tiền tại “thị trường chợ đen” có nguy cơ làm ảnh hưởng, rối loạn thị trường tiền tệ; nên hoạt động này được quy định là trái pháp luật.

Phải nhấn mạnh rằng; phải là những ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước cho phép; thì mới được thực hiện việc này. Đồng nghĩa với đó là hoạt động đổi tiền của các chủ cửa hàng bán đồ lễ tại các đền, chùa hoặc những người đổi tiền để ăn chênh lệch; là hành vi trái pháp luật và bị nhà nước nghiêm cấm.

Mức xử phạt

Tuy là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; nhưng trước như cầu tăng cao của người dân và khoản lợi nhuận thấy rõ. Nhiều người vẫn bất chấp cung cấp dịch vụ đổi tiền; mà không quan tâm tới mức xử phạt tương đối cao đối với hoạt động trái phép này. Cụ thể, theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:

“Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ

……..

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;”

Như vậy, cả người cung cấp tiền đổi và người đi đổi tiền sẽ bị tiền với mức cao nhất lên tới 40 triệu đồng; nếu bị cơ quan chức năng phát hiện. Cần lưu ý rằng; trong quy định này không hề nêu rằng đổi với mức tối thiểu là bao nhiêu sẽ bị xử phạt. Tức là dù chỉ đổi số tiền rất ít, chỉ vài nghìn đồng để đi lễ chùa; thì vẫn có nguy cơ bị xử phạt theo quy định nêu trên. Do đó, qua đây mong mọi người lưu ý để tránh những điều đáng tiếc khi vui xuân đón tết.

Câu hỏi thường gặp

Nhu cầu đổi tiền lẻ của người dân dịp lễ tết rất cao, nếu muốn tạo cơ sở để đổi tiền cho người dân có được không?

Theo quy định của pháp luật không phép tự thành lập cơ sở đổi tiền lẻ. Nhưng nếu đổi tiền không mất phí chênh lệch thì hoàn toàn có thể được cho phép.

Vậy khi có nhu cầu đổi tiền lẻ thì đi đâu đổi mới hợp pháp?

Ngân hàng là địa chỉ đầu tiên cho phép người dân được đổi tiền lẻ. Tuy nhiên nếu tất cả người dân đều có nh cầu đều có nhu cầu đổi tiền lẻ thì ngân hàng có thể không đủ để đáp ứng. Vì vậy, người dân có thể đến các cửa hàng tạp hóa,… để đổi tiền lẻ.

Đổi ngoại tệ ở địa điểm nào là hợp pháp?

Các địa điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đổi ngoại tệ, cụ thể:
– Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định;
– Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.
– Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.
– Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102

Xem thêm: Phương pháp định giá tài sản trong tố tụng hình sự

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm