Hiện nay, việc liên danh giữa các nhà thầu diễn ra rất phổ biến. Theo đó, đây là việc các nhà thầu, nhà đầu tư hợp tác với nhau để cùng tham gia vào một dự án đầu thầu và cùng chịu trách nhiệm đảm bảo cho việc thực hiện dự án đấu thầu đó. Vậy theo quy định, Xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu như thế nào? Tư cách hợp lệ của nhà thầu khi xác lập liên danh tham gia đấu thầu được quy định ra sao? Phân chia công việc giữa các nhà thầu trong liên danh đấu thầu như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Liên danh là gì?
Liên danh là một khái niệm rất phổ biến trong đấu thầu. Hoạt động liên danh được các nhà thầu thực hiện nếu muốn tiến hành hợp tác cùng tham gia vào dự án.
Liên danh trong đấu thầu là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu. Từ đó, họ thực hiện công việc vì quyền lợi chung cũng như xác định nghĩa vụ cho các nhà thầu cụ thể.
Hoạt động được thực hiện để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi đó, có sự tham gia của nhà thầu khác đảm bảo điều kiện, đáp ứng yêu cầu tham gia dự án.
Liên danh tiếng Anh là Joint name.
Nhà thầu liên danh tiếng Anh là General name of contractor.
Hợp đồng liên danh tiếng Anh là Partnership contracts.
Thế nào là liên danh nhà thầu?
Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh. Các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động hợp tác, từ đó tiến hành dự thầu để đảm bảo điều kiện, chất lượng tham gia gói thầu.
Mỗi nhà thầu liên danh thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu. Để đảm bảo các nhiệm vụ, hướng đến mục đích chung trong hợp tác.
Nhà thầu tham gia đấu thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Khi đó, các nhà thầu hợp tác để đủ điều kiện, làm tốt nhất gói thầu. Cũng như tìm kiếm các lợi ích mà nếu tham gia một mình không đảm bảo được chất lượng.
Xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 như sau:
35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh
Như vậy, Luật đấu thầu đã công nhận tư cách pháp lý của nhà thầu liên danh. Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu tham gia đấu thầu độc lập hoặc cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Gọi là thỏa thuận liên danh hay hợp đồng liên danh đều phù hợp vì bản chất nó là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên khi dự thầu dưới một danh nghĩa chung và phải được lập thành văn bản. Như vậy khi điều kiện năng lực của công ty bạn khi tham gia đấu thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ thầu, thì công ty bạn có thể hợp tác với các nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu hay còn gọi là liên danh đấu thầu. Công ty bạn hoàn toàn có thể liên danh với công ty khác để triển khai đấu thầu. Theo đó công ty của bạn và công ty mà bạn định liên danh sẽ lập một thỏa thuận liên danh hoặc một hợp đồng liên danh và điều kiện bắt buộc đối với thỏa thuận liên danh này là phải được lập thành văn bản.
Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định về không hoàn trả thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
Đối với nhà thầu liên danh, sau khi lựa chọn được nhà thầu, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.
Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu.
Xác định tư cách hợp lệ của nhà thầu liên danh
Đối với nhà thầu là tổ chức
Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Đối với nhà thầu là cá nhân
Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Đồng thời, khoản 3 Điều này quy định:
Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy nêu trên được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Như vậy, nhà thầu, nhà đầu tư khi tham dự thầu đều có thể tham gia với tư cách độc lập hoặc liên danh nhưng phải có tư cách hợp lệ theo quy định, đặc biệt, văn bản thỏa thuận liên danh là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về kết hôn với người Nhật Bản có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 102 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.
Theo quy định thì việc bảo đảm dự thầu có thể thực hiện riêng lẻ giữa các nhà thầu hoặc có thể thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.
Tuy nhiên, phải đảm bảo tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.