Chuyên viên chính là một chức danh nghề nghiệp mà nhiều người mong muốn đạt được. Theo đó, chuyên viên chính cũng là một loại công chức Nhà nước. Tuy nhiên, có khá nhiều người không hiểu rõ về các quy định liên quan đến loại công chức này. Cụ thể các vấn đề như: Chuyên viên chính là công chức loại gì? Tiêu chuẩn để làm chuyên viên chính như thế nào? Bậc lương chuyên viên chính… là thắc mắc của không ít người. Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Chuyên viên chính là gì?
Căn cứ theo khoản 1 điều 6 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định:
Chuyên viên chính “là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn từ cấp huyện trở lên.”
Như vậy theo quy định trên thì có thể hiểu chuyên viên chính là ngạch công chức hành chính được xếp cho người có chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, thực hiện trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn.
Chuyên viên chính là công chức loại gì?
Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyên viên chính là công chức loại A2, thuộc nhóm 1 (A2.1). Cụ thể nhóm này bao gồm:
2- Công chức loại A2:
– Nhóm 1 (A2.1):
Số TT | Ngạch công chức |
1 | Chuyên viên chính |
2 | Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
3 | Thanh tra viên chính |
4 | Kiểm soát viên chính thuế |
5 | Kiểm toán viên chính |
6 | Kiểm soát viên chính ngân hàng |
7 | Kiểm tra viên chính hải quan |
8 | Thẩm kế viên chính |
9 | Kiểm soát viên chính thị trường |
Nhiệm vụ của chuyên viên chính
Nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên chính được quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư số 2/2021/TT-BNV, cụ thể như sau:
+ Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao quản lý;
+ Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức;
+ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;
+ Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
Tiêu chuẩn để làm chuyên viên chính như thế nào?
Tiêu chuẩn chuyên viên chính được quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 6 Thông tư số 2/2021/TT-BNV. Theo đó, Chuyên viên chính cần đáp ứng hai loại tiêu chuẩn, bao gồm Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
“a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Có khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác;
c) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
d) Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.”
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
“a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính:
a) Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
b) Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”
Bậc lương chuyên viên chính
Bậc lương được hiểu là số lượng các mức thăng tiến về lương trong đó mỗi ngạch lương và mỗi bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định. Bậc lương dùng để phân cấp và cũng dùng để làm căn cứ tính lương cho các đối tượng theo quy định của luật. Do đó, nếu một người có bậc lương càng cao thì số lương họ nhận được cũng càng cao.
Theo quy định trên thì chuyên viên chính thuộc nhóm 1 (A2.1) công chức loại A2. Vì vậy bậc lương chuyên viên chính sẽ được xác định như sau:
Hệ số lương bậc 1 là 4.40, bậc 2 là 4.74, bậc 3 là 5.08, bậc 4 là 5.42, bậc 5 là 5.76, bậc 6 là 6.10, bậc 7 là 6.44, bậc 8 là 6.78.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chuyên viên chính là công chức loại gì?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục xin ly hôn. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Cán bộ đi xe công làm công việc riêng bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ bổ nhiệm lại như thế nào?
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, định nghĩa công chức như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Nếu cán bộ, công chức hoàn thành các nhiệm vụ được giao, chưa được xếp bậc lương cuối trong ngạch thì sau 3 năm giữ bậc lương sẽ được xét nâng lên 1 bậc.
– Nếu cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc mắc các vi phạm như bị kỷ luật, khiển trách, cảnh cáo, giáng chức,… thì cứ mỗi năm không đạt sẽ bị kéo dài thêm thời gian nâng bậc lương từ 6 – 12 tháng tùy vào mức độ vi phạm.
Ngoải ra, trong một số trường hợp có thể được nâng bậc lương trước thời hạn.
Lương chuyên viên chính = hệ số tương ứng với từng bậc x mức lương cơ sở
Trong đó:
– Hệ số lương: tùy vào từng bậc sẽ có hệ số khác nhau (nêu trên).
– Mức lương cơ sở: 1,49 triệu đồng/tháng.