Công trình xây dựng tạm là gì?

bởi Tú Uyên
Công trình xây dựng tạm là gì

Chào Luật sư, tôi mới vào nghề thầu xây dựng cách đây không lâu, nay tôi được giao cho dự án xây dựng nhà tạm cho khách trong khi xây dựng nhà chính thức nhưng do kiến thức về nhà tạm chưa đủ nên đã gặp nhiều khó khăn. Luật sư cho tôi hỏi Công trình xây dựng tạm là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Công trình xây dựng tạm là gì Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng 2014

Công trình xây dựng tạm là gì?

Theo Điều 131 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định các công trình xây dựng tạm gồm:

– Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:

+ Thi công xây dựng công trình chính;

+ Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác. Đối với công trình này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

– Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.

– Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình.

Chủ đầu tư được đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.”

Công trình xây dựng tạm là gì
Công trình xây dựng tạm là gì

Xây tạm có phải xin giấy phép xây dựng không?

* Đối với nhà tạm (nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định)

Trường hợp 1: Nhà tạm được xây dựng trong khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất nếu có đủ điều kiện.

Nếu nhà tạm thuộc trường hợp này thì phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công, nghĩa là phải xin giấy phép xây dựng.

Xem thêm: Giấy phép xây dựng có thời hạn: Ai được cấp? Thủ tục cấp thế nào?

Trường hợp 2: Nhà tạm không thuộc trường hợp 1

Nếu nhà tạm là nhà ở riêng lẻ mà không thuộc trường hợp 1 thì việc phải xin giấy phép xây dựng hay không phải phụ thuộc vào khu vực xây dựng.

Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, nhà tạm thuộc trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng trước khi khởi công:

(1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Theo đó, có thể thấy hầu hết nhà tạm nếu không thuộc khu vực đô thị thì được miễn giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ nhà tạm thì chủ yếu là nhà 01 tầng, xây tạm để ở trong một thời gian nhất định.

* Đối với công trình xây dựng tạm

Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng sau đây:

“a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

…”.

Như vậy, công trình xây dựng tạm theo quy định Điều 131 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020 không phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công, vì được miễn.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Công trình xây dựng tạm là gì đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Những quy định khi xây nhà tạm?

Dựa vào căn cứ khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng 2014 thì nhà tạm cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
– Nhà tạm phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được Nhà nước phê duyệt.
– Nhà tạm phải đảm bảo an toàn cho công trình nội khu và các công trình xung quanh. Cùng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn hạ tầng kỹ thuật, giao thông,…
Đồng thời, đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình quan trọng có liên quan đến di tích lịch sử, an ninh – quốc phòng.
– Nhà tạm cần thiết kế xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 về nhà ở riêng lẻ.

Một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?

Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm