Người dân khi muốn xây dựng nhà ở hay các công trình thi công khác thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc luật định, một trong số đó là đảm bảo khoảng cách an toàn khi xây nhà dưới đường điện. Do đó, người dân cần phải nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến việc hành lang đảm bảo an toàn đường dây dẫn điện khi xây nhà. Vậy theo quy định, Xây nhà dưới đường điện 22kV phải cách hành lang dây điện bao nhiêu mét? Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu từ nhà đến đường điện như thế nào? Khoảng cách tối thiểu bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được quy định ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2009
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP
- Nghị định 51/2020/NĐ-CP
Đường điện 22kV thuộc loại đường điện gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 42/2015/TT-BCT, các mức điện áp tại Việt Nam hiện nay được phân thành 4 cấp điện áp dưới đây:
- Điện áp hạ thế là cấp điện áp đến 01 kV.
- Điện áp trung thế là cấp điện áp trên 01 kV đến 35 kV.
- Diện cao áp là cấp điện áp từ 35 kV đến 220 kV.
- Điện siêu cao cấp là cấp điện áp trên 220 kV.
Theo đó, điện áp 22kV thuộc vào nhóm điện áp trung thế. Nó được sử dụng để cung cấp năng lượng điện cho nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp,… Thông thường, đường điện trung thế sẽ sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện, đặt trên các cột bê tông ly tâm có chiều cao từ 9 – 12m. Sứ cách điện được thiết kế theo dạng sứ treo hoặc sứ đỡ, sứ chuỗi. Với điện áp 22kV, loại sứ thường được sử dụng là sứ đứng. Vậy Xây nhà dưới đường điện 22kV phải cách hành lang dây điện bao nhiêu mét?
Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu từ nhà đến đường điện
Căn cứ Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (một số nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP), nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
Điều kiện 1: Tường bao, mới lợp phải làm bằng vật liệu không cháy.
Điều kiện 2: Không gây cản trở đường ra vào để bảo dưỡng, kiểm tra, thay thế các bộ phận của đường dây.
Điều kiện 3: Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình xây dựng đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV |
Khoảng cách | 3.0 m | 4.0 m | 6.0 m |
Điều kiện 4: Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 01 mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 01 mét.
Điều kiện 5: Riêng với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng 04 điều kiện trên thì các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình xây dựng còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
Như vậy, tùy thuộc vào diện áp của dây dẫn điện mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến đường dây dẫn điện là khác nhau (xem tại bảng trên). Khoảng cách này được tính từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở đến đường dây dẫn điện gần nhất khi chúng ở trạng thái võng cực đại (võng lớn nhất).
Xây nhà dưới đường điện 22kV phải cách hành lang dây điện bao nhiêu mét?
Theo Khoản 1 Điều 51 của Luật điện lực, khoảng cách an toàn phóng điện đối với cấp điện áp 22kV là:
- Đối với dây trần: 2.0 m.
- Đối với dây bọc: 1.0 m.
Theo Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực, khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Đối với điện áp 22kV, khoảng cách này được quy định là 4.0 m.
Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 11 của Luật điện lực, dựa theo chiều dài và chiều rộng hành lang bảo vệ an toàn đường dẫn dây điện trên không, khoảng cách an toàn của đường dây điện áp 22kV là:
- Đối với dây trần: 2.0 m.
- Đối với dây bọc: 1.0 m.
Khoảng cách an toàn tối thiểu của đường dây điện áp 22kV là 1.50m. Đây là mức tối thiểu khi tham gia giao thông, lắp đặt các thiết bị, xây dựng công trình nhà ở,… Khoảng cách này sẽ đảm bảo an toàn cho con người khi tiếp xúc gần với điện áp 22kV.
Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện được quy định ra sao?
Tại Điều 15 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện như sau:
Điều 15. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện
1. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện được quy định như sau:
a) Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 kV | 35 kV |
Khoảng cách | 2,0 m | 3,0 m |
b) Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào; chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;
c) Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại.
2. Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào trạm điện; đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.
Khoảng cách tối thiểu bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi xây nhà
1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;
b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 kV | 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV | ||
Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | Dây trần | Dây trần | |
Khoảng cách | 1,0 m | 2,0 m | 1,5 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m | 7,0 m |
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách | 2,0 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
Xây nhà trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện không đảm an toàn bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3, Khoản 8, Khoản 9 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về an toàn điện, theo đó:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện;
b) Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
c) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;
d) Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây;…”
Như vậy, cá nhân khi xây dựng nhà ở trong hành lang an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận bảo đảm an toàn với đơn vị quản lý vận hành đường dây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Xây nhà dưới đường điện 22kV” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi bạn muốn tiến hành xây dựng nhà ở trong khu vực hành lang đường dây điện 220kV thì khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở mà bạn xây dựng đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn 6,0 mét.
Cá nhân khi xây dựng nhà ở trong hành lang an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận bảo đảm an toàn với đơn vị quản lý vận hành đường dây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi vi phạm.
Cây trong hành lang và có trước khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và cấm trồng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Cây ngoài hành lang và có thể vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện và thực hiện bồi thường như đối với cây trong hành lang quy định tại khoản 1 Điều này.