Quy định thay đổi tên trong giấy phép xây dựng

bởi Hương Giang
Thay đổi tên trong giấy phép xây dựng

Để giám sát việc thi công công trình xây dựng, người dân buộc phải đăng ký xin cấp giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng. Nhiều trường hợp khi chuyển nhượng nhà đất, thông tin về tên chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng bị thay đổi so với ban đầu. Trong trường hợp này, nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Thay đổi tên trong giấy phép xây dựng thì có được tiếp tục sử dụng không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng khi thay đổi tên trong giấy phép? Quy trình cấp lại giấy phép xây dựng khi thay đổi tên trong giấy phép xây dựng như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Giấy phép xây dựng là giấy tờ gì?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý rất quan trọng đối với công trình phải có giấy phép trước khi khởi công, là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, xử lý vi phạm hành chính, thậm chí trong một số trường hợp sẽ quyết định số phận của công trình (bị tháo dỡ).

Giấy phép xây dựng được quy định rõ tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 như sau:

“Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”.

Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, giấy phép xây dựng gồm những loại sau:

– Giấy phép xây dựng mới;

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

– Giấy phép di dời công trình;

– Giấy phép xây dựng có thời hạn (là giấy phép cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng).

Nội dung của giấy phép xây dựng

Căn cứ Luật xây dựng 2014:

Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Như vậy, tên của chủ đầu tư là một trong những nội dung cần thiết của giấy phép xây dựng. Hiện nay, ngôi nhà đã xây dựng và hoàn thành, trong giấy phép xây dựng đó chủ đầu tư vẫn đứng tên bố của bạn.

Thay đổi tên trong giấy phép xây dựng thì có được tiếp tục sử dụng không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ các trường hợp được miễn giấy phép.

Tại Điều 90 Luật Xây dựng thì quy định nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

Đồng thời, các trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng tại Điều 98 Luật Xây dựng gồm có:

– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

–  Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Từ các quy định trên có thể thấy giấy phép xây dựng khi được cấp cho chủ đầu tư nào thì chủ đầu tư đó được quyền xây dựng công trình, khi có sự thay đổi nhà đầu tư cũng không thuộc trường hợp điều chỉnh giấy phép đầu tư.

Do đó, sau khi chuyển quyền sử dụng đất thì chủ đầu tư mới cần làm các thủ tục xin giấy phép xây dựng lại mà không được sử dụng giấy phép xây dựng của nhà đầu tư cũ.

Thay đổi tên trong giấy phép xây dựng
Thay đổi tên trong giấy phép xây dựng

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng khi thay đổi tên trong giấy phép xây dựng?

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 103 Luật Xây dựng 2014 thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng do mình cấp.

Về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, khoản 1, 2 và 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014 quy định rằng:

  • Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, để xác định được cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng, cần xem xét cơ quan nào là cơ quan ban đầu đã cấp giấy phép xây dựng đó.

Quy trình cấp lại giấy phép xây dựng khi thay đổi tên trong giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 2, Điều 102 Luật Xây dựng 2014, trình tự thực hiện cấp lại Giấy phép xây dựng như sau

Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan có thẩm quyền, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

Theo khoản 2, Điều 100 Luật Xây dựng 2014 thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng;
  2. Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hồ sơ để cấp lại giấy phép xây dựng.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.

Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Bước 4: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cơ quan có thẩm quyền theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Mẫu đơn cấp lại giấy phép xây dựng khi thay đổi tên trong giấy phép xây dựng năm 2023

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Thay đổi tên trong giấy phép xây dựng”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chia nhà đất sau ly hôn, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép xây dựng bị sai thông tin thì được xử lý như nào?

Căn cứ vào Điều 53 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về xử lý trường hợp giấy phép xây dựng bị sai thông tin như sau:
Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật, bao gồm: Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; giấy phép xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép xây dựng; giấy phép xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền;
Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp giấy phép xây dựng mà bị sai thông tin mà lỗi thuộc về phía cơ quan cấp giấy thì giấy phép trên sẽ bị thu hồi và tiêu hủy.

Làm thế nào để xin cấp lại giấy phép để tiến hành việc xây dựng?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều này quy định về việc cấp lại giấy phép xây dựng sau khi bị thu hồi như sau:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm cấp lại giấy phép xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi hoặc hủy giấy phép xây dựng đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép xây dựng;
Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép xây dựng thuộc các trường hợp còn lại quy định tại khoản 1 Điều này được đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định này sau khi đã nộp lại hoặc hủy giấy phép xây dựng và hoàn thành các trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Có được sang tên giấy phép xây dựng không?

Giấy phép xây dựng dùng để làm căn cứ giám sát thi công, kiểm tra và xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình và đăng ký sở hữu, sử dụng công trình. Do vậy, người mua nhà đã có giấy phép xây dựng của chủ cũ vẫn phải lập thủ tục xin cấp phép xây dựng lại theo đúng qui định nhằm đảm bảo các yêu cầu trên và đăng ký sở hữu công trình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm