Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2023

bởi Hữu Duy
Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Thuế là công cụ của nhà nước nhằm điều tiết và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Nghĩa vụ nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc. Bên cạnh đó, người nôp thuế phải thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Có rất nhiều loại thuế khác nhau, ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… Với người lao động, loại thuế bắt buộc là thuế thu nhập cá nhân. Vấn đề này có liên quan đến chứng từ khấu trừ thuế TNCN và Báo cáo sử dụng chứng từ này. Vậy báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN có nội dung như thế nào? Cách lập Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN ra sao? Những trường hợp nào phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN? Thời hạn nộp Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:

  • Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
  • Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Đối với nền kinh tế xã hội

– Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người. 

Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất – nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước.
– Góp phần thực hiện công bằng xã hội
Tại Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
Do đó, mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội.
– Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.
– Phát hiện thu nhập bất hợp pháp
Trong thực tế, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này.

Đối với hệ thống thuế

– Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác
Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.
– Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế. 

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, có thể kê khai theo tháng hoặc quý, nhưng sẽ quyết toán theo năm. Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân dành cho 3 đối tượng khác nhau:

  • Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên: Tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần. 
  • Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng: Khấu trừ 10%
  • Cá nhân không cư trú (thường là người nước ngoài): Khấu trừ 20%

Lưu ý: Theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính tại thời điểm trả thu nhập.
Tóm lại, thuế thu nhập cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội. Do đó, việc hoàn thành đóng thuế là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam để xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày một vững mạnh.

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là hoạt động do các cá nhân hoặc tổ chức có nghĩa vụ thanh toán lương, thu nhập cho người lao động tiến, hành thực hiện việc trừ tiến thuế thu nhập cá nhân tương ứng vào số lương của người lao động trước khi thanh toán cho họ.

Cá nhân trong trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân này sẽ được cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN, cụ thể những đối tượng được cấp bao gồm:

– Những cá nhân trực tiếp yêu cầu được cấp chứng từ thì doanh nghiệp sẽ cấp;

– Nếu không có yêu cầu cấp chứng từ thì doanh nghiệp quản lý sẽ không cấp;

– Trong trường hợp cá nhân mà ủy quyền để quyết toán thuế thì doanh nghiệp quản lý sẽ không được phép cấp giấy chứng từ khấu trừ thuế TNCN;

Tuy nhiên đối với một số trường hợp ngoại lệ như cá nhân là người không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp hoặc hợp đồng chỉ có thời hạn dưới 3 tháng thì doanh nghiệp đó không được quyền cấp chứng từ cố định mà chỉ có thể cấp chứng từ riêng cho từng lần khấu trừ thuế.

Hoặc doanh nghiệp quản lý có thể cấp một chứng từ khấu trừ thuế có thời hạn sử dụng nhiều lần trong một kỳ tính thuế.

Còn với trường hợp cá nhân có hợp đồng lao động thời hạn nhiều hơn 3 tháng thì doanh nghiệp quản lý phải cấp cho cá nhân 1 chứng từ cho 1 kỳ tính thuế.

Cách khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, đối với thu nhập của cá nhân không cư trú: 

Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. 

Thứ hai, đối với thu nhập của cá nhân cư trú: 

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi.

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

+ Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).

+ Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 7 Thông tư này.

+ Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.

– Thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số,bán hàng đa cấp

Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. 

– Thu nhập từ đầu tư vốn

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân tự khai thuế.

– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán đều phải khấu trừ thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng.

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá  nhân không cư trú

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng vốn góp.

– Thu nhập từ trúng thưởng

Tổ chức trả tiền thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. 

– Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân (×) với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân với thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.

– Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Hàng quý những DN có sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải báo cáo tình hình sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (Mẫu mẫu CTT25/AC ban hành kèm theo Quyết định số 440/QĐ-TCT)

Những trường hợp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN

“a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với Công ty kế toán Thiên Ưng để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng.
=> Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2020 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2021.

b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2020 đến tháng hết tháng 8/2021) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2020 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2021.”

(Theo khoản 2 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Thời hạn nộp Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Theo điểm 3, Phần thứ ba, Quyết định 440/QĐ-TCT ngày 14/3/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)  quy định:

“Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của tổ chức trả thu nhập (mẫu CTT25/AC); thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.”

Quy định về Ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN

– Chứng từ khấu trừ phải có ký hiệu và ký hiệu được sử dụng các chữ cái trong 20 chữ cái tiếng Việt in hoa (A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y), ký hiệu gồm 02 chữ cái và năm in phát hành.
Ví dụ: AB/2010/T, trong đó AB là ký hiệu; 2010 là năm phát hành chứng từ; T là chứng từ tự in.

(Theo điều 2 Thông tư 37/2010/TT-BTC)

– Nhưng hiện tại trên phần mềm HTKK chỉ nhập được định dạng CC/YYYY/T => Nên các bạn cũng nhập là /T nhé (Ví dụ nhập /P thì phần mềm HTKK báo sai không kết xuất được nhé).

=> Sau khi khai xong, các bạn kết xuất XML hoặc Excel để nộp qua mạng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN“. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ download mẫu đơn xin ly hôn thuận tình thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN có phải khai thuế không?

Theo điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định rõ về vấn đề này như sau:
“Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”.
Như vậy, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai và quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền, không phân biệt phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ thuế.
Nghĩa là, trong năm tính thuế nếu có trả lương thì phải khai và quyết toán thuế, không phân biệt mức trả thu nhập.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu trong năm tính thuế (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) không trả tiền lương, tiền công.

Không khai thuế TNCN bị phạt thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy theo thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế mà bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (mức thấp nhất là 02 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng), cụ thể:
– Phạt cảnh cáo: Nếu nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
– Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng: Nếu nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp
– Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng: Nếu nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày
Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bản giấy hay bản điện tử?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có ghi nhận như sau:
“Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 của Bộ Tài Chính có quy định như sau:
“Điều 12. Xử lý chuyển tiếp

5. Việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính (và văn bản sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 102/2008/QĐ-BTC ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Trường hợp các tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin được áp dụng hình thức chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 và thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn tại Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính.”
Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/7/2022, các tổ chức, doanh nghiệp cần chuyển đổi sang hình thức sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử; đồng thời ngừng sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in và giấy do cơ quan thuế cấp còn tồn trước đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm