Visa là loại giấy tờ vô cùng quan trọng để người dân có thể đi sang nước ngoài một cách dễ dàng, quyết định một người nước ngoài có thể sinh sống và học tập và làm việc hợp pháp tại một quốc gia khác hay không. Gia hạn visa được người dân hiểu là xin kéo dài thời hạn lưu trú đã cấp trên visa để tiếp tục ở lại hợp pháp tại nước sở tại. Lưu trú quá hạn visa tại Việt Nam sẽ khiến du khách nước ngoài không những phải chịu phạt hành chính mà còn để lại dấu ấn xấu trong hồ sơ của Cục Xuất nhập cảnh tại Việt Nam việc này khiến việc quay trở lại Việt Nam lần sau của họ trở nên khó khăn hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục gia hạn thị thực (Visa) cho người nước ngoài tại Việt Nam” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để xin cấp visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
* Về điều kiện cấp thị thực, theo quy định tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
“Điều 10. Điều kiện cấp thị thực
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.”
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.”;
b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.”.”
Những loại Visa mà người nước ngoài có thể gia hạn
Hiện tại có 2 loại visa cho người nước ngoài tại Việt Nam có thể gia hạn:
– Visa doanh nghiệp: được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích làm việc do công ty bảo lãnh.
– Visa thăm thân nhân: do người thân bảo lãnh có giấy tờ chứng minh mối quan hệ là cha, mẹ, vợ, con,…
Như vậy, người nước ngoài không thể tự gia hạn visa của mình, mà phải do cá nhân, tổ chức bảo lãnh đại diện nộp hồ sơ lên Cục quản lý xuất nhập cảnh để xem xét chấp thuận gia hạn visa.
Hồ sơ gia hạn thị thực (Visa) cho người nước ngoài tại Việt Nam
Đối với visa theo diện thăm thân nhân (ký hiệu TT)
– Mẫu đơn xin gia hạn visa – NA5, có ký đóng dấu xác nhận của công an địa phương, nơi người nước ngoài đang tạm trú.
– Hộ chiếu gốc của người nước ngoài.
– CMND/ CCCD của người thân bảo lãnh.
– Giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài
Diện doanh nghiệp bảo lãnh (ký hiệu DN)
Hồ sơ bạn cần chuẩn bị gồm:
– Đơn xin gia hạn visa cho người nước ngoài mẫu NA5.
– Hộ chiếu gốc còn giá trị sử dụng của người nước ngoài.
– Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương, nơi người nước ngoài đang tạm trú.
– Các loại giấy tờ khác của người nước ngoài (giấy phép lao động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,…) nếu xin gia hạn visa dài hạn.
– Visa ký hiệu DN là loại visa dài hạn, có thời hạn lên đến 1 năm, vì vậy khi người nước ngoài sở hữu visa DN có thể xin gia hạn thêm từ 6 tháng đến 1 năm.
Mẫu đơn xin gia hạn visa cho người nước ngoài
Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn Visa cho người nước ngoài
Người nộp hồ sơ xin gia hạn Visa cho người nước ngoài điền đầy đủ thông tin của người nước ngoài vào tờ khai xin gia hạn visa – mẫu NA5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA, quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Lưu ý không dùng bản viết tay hoặc mẫu tờ khai không rõ nguồn gốc khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin gia hạn Visa cho người nước ngoài
Hồ sơ xin gia hạn Visa cho người nước ngoài nộp trực tiếp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh tại tỉnh/ thành phố nơi người nước ngoài đang tạm trú hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 3: Nhận kết quả gia hạn Visa
– Sau khi nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, thời gian xét duyệt gia hạn Visa cho người nước ngoài trong khoảng 5 ngày làm việc ( không tính ngày nghỉ, lễ theo quy định nhà nước Việt Nam).
– Khi đi nhận kết quả gia hạn visa, người nhận kết quả cần mang theo giấy biên nhận, CMND/ CCCD để xác nhận, đối chiếu và trả kết quả.
Lệ phí gia hạn visa Việt Nam và thời gian gia hạn
Chi phi gia hạn visa thị thực được quy định tại Thông tư 25/2021 của Bộ Tài chính. Các mức thu được quy định như sau:
STT | Nội dung | Mức Thu |
1 | Cấp thị thực có giá trị 1 lần | 25 usd/1 chiếc |
2 | Cấp thị thực có giá trị nhiều lần | |
a | Loại có giá trị đến 3 tháng | 50 usd/ 1 chiếc |
b | Loại có giá trị trên 3 tháng đến 6 tháng | 95 usd/ 1 chiếc |
c | Loại có giá trị trên 6 tháng đến 1 năm | 135 usd/ 1 chiếc |
d | Loại có giá trị trên 1 năm đến 2 năm | 145 usd/1 chiếc |
e | Loại có giá trị trên 2 năm đến 5 năm | 155 usd/ 1 chiếc |
f | Loại có giá trị trên 5 năm165 usd/ 1 chiếc | |
g | Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (Không phân biệt thời hạn) | 25 usd/ 1 chiếc |
3 | Gia hạn tạm trú | 10 usd/ 1 lần |
Lưu ý:
- Thị thực một lần: Là loại thị thực cho phép người nước ngoài sử dụng nhập cảnh và xuất cảnh 1 lần.
- Thị thực nhiều lần: Là loại thị thực cho phép người nước ngoài sử dụng để xuất – nhập cảnh nhiều lần.
Nời gia hạn cho người nước ngoài
Người nước ngoài làm thủ tục xin gia hạn visa nộp hồ sơ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh:
– Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội: số 44 – 46 phố Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP HCM: số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh.
– Phòng quản lý xuất nhập cảnh ở tỉnh, thành phố người nước ngoài đang cư trú.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xin Visa cho người nước ngoài nhanh chóng năm 2022
- Có thẻ tạm trú có cần xin visa không?
- Xác nhận số dư sổ tiết kiệm để xin visa như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục gia hạn thị thực (Visa) cho người nước ngoài tại Việt Nam” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chính sách tiền lương của công chức viên chức…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, giấy miễn thị thực Việt Nam chỉ cấp cho những người nước ngoài có người thân trực hệ tại Việt Nam bảo lãnh. Cụ thể gồm những trường hợp sau:
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều).
– Hộ chiếu của người xin giấy miễn thị thực phải còn giá trị tối thiểu 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam.
– Nếu người Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có hộ chiếu thì buộc phải có những giấy tờ thường trú do cơ quan thẩm quyền nước sở tại cấp còn giá trị tối thiểu 6 tháng.
– Người chưa từng vi phạm pháp luật Việt Nam.
Thời hạn thị thực (Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam)
Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm
Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b, c, đ, và điểm đ khoản 4 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định cụ thể như sau:
Thời hạn thị thực
1. Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
2. Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
3. Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không qua 12 tháng.
5. Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
5a. Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm
6. Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
7. Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
8. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
9. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.
Như vậy từ quy định nêu trên thì hiện nay khi visa hết hạn thì làm thủ tục cấp mới chứ không có thủ tục gia hạn visa.