Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất năm 2023 như thế nào?

bởi Gia Vượng
Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất năm 2023 như thế nào?

Xin chào Luật sư. Tôi có một vài người bạn làm trong thị trường bất động sản, nhận thấy thị trường bất động sản đang có dự nóng lên, tôi và bạn muốn góp vốn để mua chung một mảnh đất gần trung tâm thành phố với mong muốn kiếm lời từ mảnh đất này. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc quy định về hợp đồng góp vốn mua đất hiện nay như thế nào? Khi làm hợp đồng này chúng tôi sẽ cần lưu ý gì để tránh xảy ra tranh chấp sau này? Trong trường hợp chúng tôi muốn góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất thì trình tự thực hiện ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất như thế nào?

Hợp đồng là văn bản ghi nhận những thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn hợp pháp bao gồm: quyền sử dụng đất, đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Hiểu theo một cách đơn giản, hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận việc góp vốn (có thể góp tiền hoặc góp tài sản) để mua đất với mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc đặt được quyền sử dụng một thửa đất. Văn bản được ký kết dựa trên sự đồng ý tham gia của cá nhân hoặc tổ chức, của hai hoặc nhiều người,…

Cách thức phân chia lợi nhuận sau khi sang nhượng, bán lại sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia góp vốn. Thêm vào đó, thỏa thuận của các bên cần phải đảm bảo nghiêm túc tuân thủ những quy định của pháp luật. Bởi vậy, việc soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là công đoạn quan trọng khi nhiều cá nhân, tổ chức có ý định hùn vốn đầu tư chung một dự án. Các bên ký kết cần quan tâm kỹ càng đến mọi thông tin nhỏ nhất, từng điều khoản trong hợp đồng.

Những nội dung cần có trong hợp đồng góp vốn mua đất

Một hợp đồng chung vốn mua đất chuẩn xác cần có đầy đủ những nội dung như sau:

  • Thông tin của các bên tham gia góp vốn như họ và tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, hộ khẩu thường trú,…
  • Tổng giá trị vốn góp và tỷ lệ góp vốn của mỗi bên tham gia
  • Tài sản góp vốn (dưới các hình thức như tiền, vàng hoặc tài sản có giá trị tương đương)
  • Hình thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt, tài sản, loại tiền tệ,…)
  • Cách giải quyết tranh chấp 
  • Mục đích góp vốn
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • Thời hạn góp vốn

Tải xuống mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất 

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất
Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, nhằm phòng tránh tối đa các rủi ro, các bên cần lập thành văn bản hoặc mang đến công chứng tại các văn phòng, cơ quan hành nghề công chứng. Nội dung của hợp đồng do các bên liên quan tự thỏa thuận nhưng không được trái với quy định về chữ viết, hình thức giao kết, nội dung giao kết… của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, khi soạn thảo hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý một số nội dung như sau:

  • Các bên cần thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể của từng bên, phân chia lợi nhuận rõ ràng của mỗi bên được hưởng khi hợp tác đầu tư, kinh doanh. Thêm vào đó, hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể để ràng buộc các bên tham gia và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ ra chính xác cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi xảy ra  mâu thuẫn.
  • Thỏa thuận kỹ càng các điều khoản liên quan đến tài chính khi hợp tác và quá trình xử lý tài sản sở hữu chung, khai thác giá trị tài sản, nêu rõ về phương thức chấm dứt hợp tác và những lựa chọn xử lý tài sản khi hợp tác kết thúc.
  • Thỏa thuận rõ ràng về việc chỉ mua bán đất đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về dân sự, đất đai, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến góp vốn mua bán đất.
  • Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, các bên tham gia vì  không thể lường trước rủi ro, nên soạn thảo các quy định để bổ sung, sửa đổi hợp đồng nhằm cùng thỏa thuận về các vấn đề có thể sinh ra trong quá trình thực hiện hợp đồng,…

Ngoài ra, hợp đồng góp vốn mua đất cần được cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng thực, công chứng. Đối với các loại hình tài sản khác không yêu cầu bắt buộc công chứng:

  • Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất có thể là pháp nhân hoặc cá nhân
  • Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất có thể sử dụng là “Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh”, “Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư”,…
  • Khi ký kết hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất, có thể có 2 hoặc nhiều bên tham gia ký kết (số lượng từ 2 người trở lên)

Nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bên tham gia ký kết cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Đất đã có sổ đỏ
  • Đất mang góp vốn hiện không được khai thác, sử dụng hay xảy ra tranh cãi về quyền sử dụng, quyền sở hữu,…
  • Quyền sử dụng mảnh đất đem góp vốn không thuộc trường hợp bị nhà nước kê biên bản đảm bảo thi hành án.

Về trình tự, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất

Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 thì khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 1: Định giá tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất

Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất phải được các thành viên công ty định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên công ty chấp thuận. Việc định giá phải được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Bước 2: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất cho công ty

  1. Lập Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  2. Công chứng, chứng thực Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Bước 3. Đăng ký biến động:

  • Hồ sơ đăng ký biến động(khoản 2 điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017):
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK)
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

Nộp tại cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất

Trình tự thực hiện: (Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

  • Nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký biến động cho cơ quan có thẩm quyền
  • Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.
  • Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty nhận góp vốn.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề hợp đồng mua bán đất đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất năm 2023 như thế nào? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về vấn đề ly hôn với người nước ngoài nhanh chóng, uy tín…, Luật sư X, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất sẽ giải quyết thế nào?

Căn cứ theo Điều 202, 203 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Tự hoà giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thể thống nhất thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.
Trường hợp không thể giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều kiện góp vốn bằng đất và tài sản gắn liền với đất là gì?

Sẽ được phép góp quyền sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có cần công chứng, chứng thực hay không?

Tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm