Quá trình tiếp cận những nguồn giống cây trồng, vật nuôi đang là xu hướng trao đổi giữa nhiều quốc gia trên thế giới khi phần lớn các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam khi họ thực hiện việc nhập khẩu thực vật sẽ phải bắt buộc được cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch thực vật, mà điều đầu tiên phải được cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Giấy phép này được cấp dựa trên đơn đề nghị của cá nhân, tổ chức và cơ quan có thẩm quyền họ sẽ phải xem xét, đánh giá và cấp giấy phép. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 31/2016/NĐ-CP
- Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Căn cứ theo Điều 1, 2, 3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:
- Thực vật
Cây và các bộ phận còn sống của cây.
Sản phẩm của cây
- Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
- Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
- Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
- Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
- Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
- Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
- Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
- Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
- Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
- Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
- Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
- Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Quy trình thực hiện thủ tục thủ tục chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Hồ sơ cấp phép đối với lô thực vật nhập khẩu
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch (Mẫu giấy 3 ban hành kèm theo phụ lục 1 của Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012, bản chính).
- Bản khai kiểm dịch thực vật: Mẫu giấy 4 ban hành kèm theo phụ lục 1 của Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 3 năm 2012 ( bản chính).
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương (Bản chính).
- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam) (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Vận đơn (Bill hàng)
- Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với vật thể nhập khẩu bằng đường biển
- Phiếu đóng gói (Packinglist)
- Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với vật thể nhập khẩu bằng đường biển trong trường hợp vật thể không đồng nhất).
- Giấy ủy quyền của chủ vật thể (áp dụng trong trường hợp chủ vật thể ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật(Bản chính)).
Đối với vật thể nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới hoặc lối mở đường bộ, không yêu cầu giấy ủy quyền của chủ vật thể.
- Hợp đồng mua bán, thư tín dụng (nếu có). Cần có bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất trước khi nhập khẩu vật thể.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Bước 3. Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4. Kiểm tra vật thể và cấp chứng nhận
Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra vật thể.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì thông báo cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
Mẫu đơn đề nghị xin phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Hướng dẫn mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
(1) Ghi tên cá nhân, tổ chức gửi đơn đề nghị cấp giấy phép
(2) Ghi tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, ghi địa chỉ thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức (ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố).
(3) Ghi tên nước xuất khẩu
(4) Ghi liệt kê những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
(5) Ghi tên cửa khẩu được phép nhập khẩu
(6) Ghi tên cơ quan hoàn tất thủ tục kiểm dịch
(7) Ghi lộ trình di chuyển, có điểm xuất phát và điểm kết thúc
(8) Ghi nơi sử dung, ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố
Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật ký tên và đóng dấu.
Mức phạt hành vi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
“Điều 21. Vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng công bố dịch là đối tượng kiểm dịch thực vật ra vùng khác.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật mới năm 2022
- Quy định về xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu năm 2022
- Nghị định 04 về thuốc bảo vệ thực vật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về việc xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu. Xin trả lời rằng bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm dịch thực vật hay Cục Bảo vệ thực vật.
Tại đây nếu hồ sơ của bạn đạt yêu cầu và vật thể được kiểm định đầy đủ thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Ngược lại nếu thủ tục chưa đạt thì cơ quan này sẽ yêu cầu bạn hoàn thành các thủ tục. Còn để biết các thủ tục như thế nào thì hãy theo dõi tiếp theo mục bên dưới.
Một số trường hợp sau thủ tục đã đầy đủ, hợp lệ nhưng khi kiểm định chưa đạt thì cũng sẽ không được cấp giấy chứng nhận. Lúc này cơ quan cấp giấy kiểm dịch thực vật sẽ nói rõ để người nộp hồ sơ có thể nắm bắt vấn đề và khắc phục điều đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu
1. Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa đối với lô giống cây trồng mới nhập khẩu theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
2. Tiến hành điều tra và giám sát sinh vật gây hại trên giống cây trồng mới tại địa điểm gieo trồng theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu hoặc khai báo của chủ vật thể tại địa phương. Khi phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở địa phương phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để và báo cáo ngay về Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng.
3. Kết quả điều tra, theo dõi được lập biên bản theo mẫu qui định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời gian theo dõi đối với giống cây trồng mới ngắn ngày nhập khẩu là một vụ sản xuất, đối với cây lâu năm là một năm.
Theo đó, kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa đối với lô giống cây trồng mới nhập khẩu theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.