Hiện nay, thị trường công nghiệp hàng hóa của nước ta đang ngày càng phát triển. Việc sản xuất hàng hóa công nghiệp phải tuân thủ theo như đúng các quy định nhất định của Luật sở hữu trí tuệ 2005. Một trong số các quy định đó là quy định về kiểu dáng công nghiệp. Khi bị xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp thì quy trình giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp sẽ được diễn ra như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm kiểu dáng công nghiệp
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Hay nói cách khác, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của các đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
– Kiểu dáng công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một sản phẩm công nghiệp:
+ Kiểu dáng công nghiệp là hình thức riêng của vật dụng, trang thiết bị công nghệ. Nó là dấu ấn để con người ghi nhớ về sản phẩm; và là một trong những phương thức phân biệt các loại sản phẩm với nhau.
+ Kiểu dáng công nghệ là đối tượng được luật sở hữu trí tuệ bảo hộ bởi những quy định cụ thể về tính sở hữu, tính sáng tạo của sự vật bất kỳ.
+ Kiểu dáng công nghiệp là tài sản kinh doanh, có thể làm tăng giá trị thương mại của một công ty và sản phẩm mà công ty đó làm ra. Nó tạo nên dấu ấn và giá trị nền tảng bên ngoài của một sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp thể hiện phong cách của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nó là phong cách sáng tạo riêng của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hay cá nhân sáng tạo sản xuất bất kỳ.
+ Thực tế, khi mua một sản phẩm bất kỳ, con người ta sẽ chú trọng vào kiểu dáng, tức hình dáng bên ngoài của một sản phẩm. Kiểu dáng đẹp, bắt mắt, có tính sáng tạo, độc lạ, người mua mới thích thú, tìm hiểu về chất liệu sản phẩm và tiến hành mua.
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
– Kiểu dáng công nghiệp có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, kinh doanh buôn bán của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Do đó, kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Khi sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp bất kỳ, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký bảo hộ doanh nghiệp. Thực chất, đăng ký bảo hộ doanh nghiệp là một trong những hình thức bảo đảm sở hữu của doanh nghiệp đối với kiểu dáng sản phẩm mà mình sáng tạo ra; tránh trường hợp ăn cắp bản quyền, đạo nhái kiểu dáng.
– Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng nằm trong sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật, cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ. Về nguyên tắc, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện nhất định sau đây:
+ Thứ nhất, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm phải có sự khác biệt đáng kể so với các kiểu dáng công nghiệp đã được sử dụng trước đó, hoặc các kiểu dáng đã được mô tả bằng văn bản hay dưới bất kỳ hình thức nào khác ở cả trong và ngoài nước.
+ Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo khi không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Cụ thể, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng là người có các kĩ năng thực hành thông thường và biết rõ kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực tương ứng này.
+ Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng đó thông qua phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo những điều kiện, nguyên tắc nhất định trên, kiểu dáng công nghiệp mới được pháp luật bảo hộ.
Quy trình giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp
Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc. Nó góp phần rất lớn tạo nên nét riêng và sự đặc biệt cho một sản phẩm bất kỳ. Tuy nhiên, để sáng tạo ra một kiểu dáng công nghiệp là điều không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, đầu tư, tìm tòi của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
– Hiện nay, trên thị trường, xuất hiện này càng nhiều trường hợp tranh chấp kiểu dáng công nghiệp. Các doanh nghiệp, cá nhân có mẫu sản phẩm với hình dáng, mẫu mã tương tự nhau. Điều này gây ra sự hoài nghi về tính sáng tạo trong công tác tạo lập kiểu dáng sản phẩm. Như đã nói ở trên, để sáng tạo ra một kiểu dáng sản phẩm với đường nét, mẫu mã,.. hài hòa, bắt mặt, tạo sự kích thích cho giác quan người dùng, đòi hỏi tính sáng tạo cao trong quá trình sáng tạo và sản xuất. Vậy nên, rất nhiều đối tượng trong quá trình hoạt động, để tiết kiệm chi phí đã thực hiện hành vi sao chép kiểu dáng của người khác.
– Sao chép, đạo nhái kiểu dáng công nghiệp đem đến những tác động, hệ quả tiêu cực. Cụ thể như sau:
+ Nó vi phạm các điều luật do Luật sở hữu trí tuệ quy định và điều chỉnh. Kiểu dáng công nghệ là một trong những đối tượng thuộc diện bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, hành vi sao chép, đạo nhái, thậm chí là ăn cắp kiểu dáng công nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện, đối tượng thực hiện hành vi này hoàn toàn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi sao chép, đạo nhái kiểu dáng công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của chủ thể sáng tạo ra sản phẩm. Để sáng tạo, xây dựng lên một kiểu dáng công nghiệp là điều không hề dễ dàng. Có những doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền vô cùng lớn cho hoạt động sáng tác kiểu dáng sản phẩm. Dó đó, hành vi đánh cắp, sao chép kiểu dáng ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích kinh tế và danh tiếng của doanh nghiệp. Khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, họ sẽ dựa vào hình dáng, kiểu dáng đầu tiên. Vậy nên, nếu một cơ sở sản xuất, doanh nghiệp không uy tín sao chép mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của một doanh nghiệp có danh tiếng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của người dùng với sản phẩm chất lượng thực sự. Bởi nếu không tìm hiểu kỹ càng, chỉ dựa vào kiểu dáng sản phẩm để chọn mua, người dùng rất dễ bị hiểu lầm.
Quy trình giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp
Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp là hoạt động thường xuyên xảy ra trên thị trường hàng hóa hiện nay. Do đó, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp. Vậy quy trình giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp được quy định cụ thể trong BLTTDS 2015 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ khởi kiện cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp. Những thông tin đó có thể là bản quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thời gian đăng ký, hình ảnh chứng minh kiểu dáng công nghiệp bị tranh chấp, thông tin của doanh nghiệp…..
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ, đối tượng có yêu cầu khởi kiện sẽ nộp hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp kiểu dáng công nghiệp.
Bước 3: Thụ lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường; hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền; thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 5: Giải quyết vụ việc:
Sau khi xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ mở phiên Tòa để giải quyết tranh chấp. Tại phiên tòa Sơ thẩm, nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định mà Tòa án đưa ra có thể tiến hành kháng cáo lên Tòa phúc thẩm (trong vòng 15 ngày kể từ ngày bản án sơ thẩm có hiệu lực).
Như vậy, Giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nhất định. Quá trình giải quyết sẽ được bắt đầu bằng tiếp nhận đơn phản đối cấp, đề nghị hủy bỏ hiệu lực hoặc khiếu nại về việc xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, tiếp theo đó là xem xét chứng minh, tranh luận và ra quyết định, trong đó có thể đưa ra các chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp QĐ năm 2022
- Đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật 2022
- So sánh giữa sáng chế công nghiệp và kiểu dáng công nghiệp
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Hợp đồng ngoại thương, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Khoản 3 Mục IA Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP. Tuy nhiên trên thực tế, có những loại tranh chấp tiêu biểu sau:
Tranh chấp trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có dấu hiệu tương tự hoặc không có khác biệt đáng kể với mẫu kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trước đó.
Tranh chấp trong quá trình khai thác, sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ: thường là tranh chấp do hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp và những đơn vị sản xuất hàng giả, hàng nhái kiểu dáng đó.
Trong số lượng đơn khiếu nại được gửi lên Cục sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp có tranh chấp với khá nhiều đối tượng của sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…
Tình hình tranh chấp Kiểu dáng Công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp là do nhiều chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) một cách khoa học. Thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về SHTT, do đó việc phát hiện vi phạm SHTT nói chung và vi phạm về kiểu dáng công nghiệp nói riêng thường không kịp thời.
Kiểu dáng công nghiệp có vai trò không nhỏ đối với thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, một khi xảy ra tranh chấp sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp đó, dù là bên vi phạm hay bên bị vi phạm. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn trong việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình nhằm tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra.
Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp thường xảy ra khi chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp mà mình đăng ký và muốn làm rõ trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên.
Theo Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp dẫn đến tranh chấp bao gồm:
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ hoặc sử dụng kiểu dáng công nghiệp khác biệt không đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn văn bằng bảo hộ còn hiệu lực mà không được phép của chủ sở hữu.
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp trái phép mà không trả tiền đền bù.
Trong đó, Điều 12 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN còn hướng dẫn thêm về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp như sau:
– Sản phẩm/phần sản phẩm được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tập hợp đặc điểm về hình dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.
– Sản phẩm/phần sản phẩm về bản chất được coi là nếu có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.
– Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất 01 sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.