Cai nghiện tự nguyện ma túy tại cộng đồng (tại nhà) là việc người nghiện ma túy muốn cai nghiện tự nguyện tại gia đình (còn gọi là tại cộng đồng) với sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức có chuyên môn cung cấp các dịch vụ cai nghiện ma túy, với sự phối hợp, sự trợ giúp của gia đình, của cộng đồng và sẽ chịu sự quản lý của chính Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Vậy Mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng (tại nhà) như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng chống ma tuý 2021
- Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy
Mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng (tại nhà)là gì?
Mẫu đơn xin được tự nguyện cai nghiện là mẫu đơn được cá nhân người nghiện ma túy lập ra để gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin được tự cai nghiện, chữa trị tại nhà. Mẫu nêu rõ nội dung làm đơn, bản cam kết của người thân…
Mẫu đơn xin được tự nguyện cai nghiện, chữa trị tại nhà thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân bị nghiện muốn xin đi cai nghiện, chữa trị tại trung tâm gửi tới trung tâm cai nghiện để được nhận vào trung tâm chữa trị cai nghiện để bản thân không bị phụ thuộc vào ma túy, và điều quan trọng để những cá nhân này có thể trở lại cộng đồng và tái hòa nhập với cộng đồng để sinh sống và lm việc như người bình thường khác.
Quy định về cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng chính là việc những người nghiện ma túy thực hiện việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của các tổ chức, các cá nhân cung cấp các dịch vụ cai nghiện ma túy, với sự phối hợp, sự trợ giúp của chính gia đình, của cộng đồng và sẽ chịu sự quản lý của chính Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Tại Điều 30 Luật Phòng chống ma tuý 2021 có quy định về thời hạn cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, theo đó thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải tuân thủ quy trình như sau:
– Tiếp nhận, phân loại:
+ Thu thập các thông tin cá nhân của những người nghiện ma túy nhằm để tư vấn xây dựng các kế hoạch cai nghiện, bao gồm: về độ tuổi, về giới tính, về tình trạng sức khỏe, về các loại ma túy sử dụng, về mức độ sử dụng, về trình độ học vấn, về nghề nghiệp và các vấn đề khác về bản thân, về gia đình người nghiện ma túy
+ Thông tin về các phương pháp cai nghiện, các chương trình cai nghiện; tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho người nghiện ma túy.
+ Phân loại các đối tượng và tư vấn về xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy
– Điều trị cắt cơn, giải độc và điều trị các rối loạn tâm thần hay điều trị các bệnh lý khác:
+ Khám, xây dựng về bệnh án đối với những người cai nghiện; chú ý tới các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.
+ Xác định các loại ma túy, về liều lượng ma túy của người nghiện sử dụng nhằm để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn và giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Tư vấn về tâm lý đối với những người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.
+ Thực hiện phác đồ điều trị theo những quy định, theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kết hợp với sử dụng thuốc với những biện pháp tâm lý và những biện pháp vật lý trị liệu phục hồi về chức năng; kết hợp với điều trị cắt cơn và giải độc với điều trị rối loạn tâm thần và những bệnh cơ hội khác
– Giáo dục, tư vấn, phục hồi về hành vi, nhân cách:
+ Tổ chức dạy về văn hóa, học tập các chuyên đề về giáo dục công dân, về sức khỏe và cộng đồng, về pháp luật, đạo đức, về truyền thống dân tộc và các chuyên đề phù hợp khác với số lượng với trình độ học vấn người cai nghiện.
Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý nhằm để điều trị các rối loạn tâm thần, để nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống và tư duy tích cực, nâng cao kỹ năng tự quản lý bản thân cho những người cai nghiện.
+ Kết hợp với việc học tập, trị liệu với việc tư vấn và khuyến khích người cai nghiện tham gia những hoạt động lao động sinh hoạt hàng ngày, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt.
+ Tổ chức thực hiện những hoạt động văn hóa, thể thao và các chương trình sinh hoạt tập thể, các trò chơi vận động cho người cai nghiện.
Thủ tục xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng (tại nhà)
Để được cai nghiện tự nguyện tại nhà, người bị nghiện, gia đình hoặc người giám hộ của người nghiện chưa thành niên phải có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó, quy định hồ sơ phải nộp để đăng ký bao gồm:
- Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình
- Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy
- Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy
Trong đó, nội dung đơn đăng ký phải có: Tình trạng nghiện ma túy, các hình thức cai nghiện đã từng tham gia, tình trạng sức khỏe, cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại nhà.
Đơn này có thể do bản thân người bị nghiện, gia đình hoặc người giám hộ của người nghiện ma túy viết và nộp.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại nhà, tổ công tác thẩm tra hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại nhà.
Sau đó, quyết định này phải được gửi đến cá nhân, gia đình người cai nghiện, tổ trường tổ công tác, tổ trưởng tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú.
Mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng (tại nhà)
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng (tại nhà)” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ logo Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú như thế nào?
- Lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào?
- Cai nghiện ma túy gồm bao nhiêu giai đoạn?
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người được đặc xá; người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, trốn khỏi nơi cai nghiện ma túy có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là cơ sở cai nghiện) khi có đủ các điều kiện sau:
Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp.
Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 6 Nghị định này và điểm e Khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống ma túy. Trường hợp thuê cơ sở vật chất thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
Có trang thiết bị, phương tiện tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
Nhân sự làm việc tại cơ sở cai nghiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện phải có trình độ từ đại học trở lên, đã được đào tạo, tập huấn về điều trị, cai nghiện ma túy hoặc có thời gian làm công tác cai nghiện, điều trị nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện từ 02 năm trở lên.
Có phương án tài chính bảo đảm duy trì các hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện.