Khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi sau đó nộp cho tòa án để giải quyết. Việc thỏa thuận quyền nuôi con phải dựa trên sự tự nguyện và quyền lợi về mọi mặt của con. Khi thỏa thuận về quyền nuôi con có thể nhiều vợ chồng không biết viết thỏa thuận như thế nào. Do đó, hãy tham khảo “Mẫu thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn” của Luật sư X dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Vợ chồng có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng được quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, cũng như nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.“
Theo đó, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận và giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo đúng như thỏa thuận của cha, mẹ. Ngược lại, nếu cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng.
Lưu ý, trong quá trình quyết định ai nuôi con sau khi ly hôn, nếu như con đã đủ 07 tuổi trở lên thì việc giao con cho ai nuôi dưỡng phải xem xét nguyện vọng của con.
Riêng con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Khi ly hôn ai là người được quyền nuôi con?
Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:
(1) Đối với con dưới 36 tháng tuổi:
Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).
Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.
(2) Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:
+ Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);
+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:
– Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:
+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;
Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).
+ Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.
+ Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
– Người giám hộ được cử, chỉ định:
+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Tải xuống Mẫu thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn
Hướng dẫn viết bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn
Khi viết bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ và chồng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
– Thứ nhất, về mặt hình thức:
+ Hình thức của bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn phải đảm bảo các quy chuẩn của một văn bản, đơn từ hành chính thông thường: Quốc hiệu, tiêu ngữ, nội dung của bản thỏa thuận, chữ ký,..
+ Ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, tránh dùng những tiếng lóng, văn nói hay những ngôn từ thể hiện cảm xúc cá nhân thái quá.
+ Không được sai chính tả.
– Thứ hai, về mặt nội dung:
+ Phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ của vợ và chồng.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin của con cái.
+ Nội dung thỏa thuận cần nêu rõ: Thỏa thuận của hai vợ chồng về việc nuôi con (Con ở với ai); việc chu cấp cho con như thế nào; việc nuôi dưỡng con ra sao,…
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn chuẩn năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Dịch vụ giành quyền nuôi con trọn gói, giá rẻ
- Soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2022
- Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.“
Theo khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.”
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thì nếu người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con gồm:
– Người thân thích, được quy định khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích như sau: đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ…
– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Hội Liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, theo quy định này, người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức.