Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?

bởi Tình
Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hôn nhân là sự xác lập mối quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn giữa nam và nữ. Bình đẳng trong hôn nhân là một trong những nguyên tắc cơ bản để định hướng tới chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng, bình đẳng mối quan hệ gia đình. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đồng thời quyền của phụ nữ ngày càng được đề cao. Vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bình đẳng trong hôn nhân. Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây của Luật Sư X về Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?. 

Căn cứ pháp lý

Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân?

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và  quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội, được pháp luật qui định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

  • Bình đẳng giữa vợ và chồng: Được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
  • Quan  hệ nhân thân: Vợ và  chồng có quyền và  nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú;tôn  trọng, giữ gìn  danh  dự, nhân phẩm uytín, tôn  trọng quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo và luôn giúp đỡ nhau.
  • Quan  hệ tài  sản: Vợ chồng có quyền và  nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài  sản chung,thể hiện ở các quyền chiếm hữu ,sử dụng và định đoạt.

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là: Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân.

Quyền và nghĩa vụ nhân thân

Căn cứ theo Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì :

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

Điều này được thể hiện vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển. Quyền bình đẳng của vợ chồng được thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cư trú; việc nuôi dạy con; lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đại diện cho nhau giữa vợ chồng; quyền yêu cầu ly hôn…

Chế độ tài sản của vợ chồng

Vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân còn thể hiện ở chế độ tài sản của vợ chồng.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản khối tài sản chung trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như trong các giao dịch liên quan đến nhà ở (Điều 31); quyền sử dụng đất (Điều 34) và các bất động sản khác; những động sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tô…. ;những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình (Điều 35).

Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của vợ chồng: Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Tuy vậy, pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí của vợ/ chồng ở vị trí cao nhất; và được tôn trọng nhất. Điều này thể hiện thông qua việc cho phép vợ, chồng có quyền thỏa thuận rất rộng về việc xác định sở hữu chung hay riêng cho một tài sản nhất định dù là trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng; có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.

Quan hệ giữa cha mẹ và con

Quyền bình đẳng  của vợ chồng trong quan hệ giữa cha mẹ và con được thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua: nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt tên xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch chỗ ở cho con, nghĩa vụ và quyền ngang nhau cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ con, giáo dục con, đại diện cho con, quản lý định đoạt tài sản riêng của con, bồi thường thiệt hại do con gây ra.

Khi xây dựng các chế định định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, Luật chỉ dựa vào sự tồn tại của quan hệ cha-mẹ-con; không phân biệt tính chất của quan hệ đó bởi vậy nghĩa vụ và quyền của cha mẹ gắn với tư cách của cha mẹ không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được thực hiện một cách trực tiếp và thực hiện chung bởi cha mẹ không thể ủy quyền thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ một cách phân tán, độc lập. Mỗi người thực hiện nghĩa vụ và quyền theo thiên chức của mình nhưng có sự hợp tác, bàn bạc thống nhất đảm bảo lợi ích cho con.

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?
Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?

Bình đẳng trong hôn nhân ở xã hội hiện nay?

Những năm gần đây phong trào xây dựng  gia đình văn hóa: vợ chồng bình đẳng, chung thủy thương yêu nhau chăm lo giúp đỡ nhau về mọi mặt… ở nước ta diễn ra rất tích cực. Từ thực tế chi thất số lượng gia đình văn hóa đạt tỷ lên rất cao; ở đó gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc; vợ chồng tình nghĩa thủy chung yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau; xuất hiện những giá trị nhân văn như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân cùng tiến bộ.

Hiện nay, phần lớn phụ nữ đã không chỉ quanh quẩn với bếp núc, nhà cửa mà đã rất năng động, xông pha trên nhiều lĩnh vực trong xã hội. Người chồng tạo điều kiện bằng cách chia sẻ việc nhà, tạo điều kiện để họ có thể tham gia được các công tác xã hội; phụ nữ có một vị trí xứng đáng; có tiếng nói trong gia đình, xã hội ngang hàng với nam giới.

Bên cạnh đó, trên thực tế còn nhiều gia đình áp dụng nguyên tắc bình đẳng một cách máy móc dẫn đến đi ngược lại nguyên tắc, như phân chia rành mạch, rõ ràng công việc điều này khiến  vợ chồng sẽ giống hai người bạn ở chung nhà.

Vợ chồng bình đẳng trong thời kì hôn nhân là một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng gia đình, tạo tiền đề vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình; góp phần xóa bỏ tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình; đảm bảo trật tự xã hội.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì? chúng tôi cung cấp dịch vụ Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ soạn thảo giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những gì?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Ý nghĩa của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong hôn nhân?

Nguyên tắc này là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của vợ chồng; cũng như các thành viên trong gia đình một cách hiệu quả. Từ đó thúc đẩy quá trình xã hội hóa theo xu hướng bình đẳng từ gia đình đến xã hội.

Đặc điểm của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là gì?

Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn trong đó có quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao hàm cả hai khía cạnh đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn.
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp với nguyện vọng của người dân. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử lý những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của Nhà nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững.
Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm