Thuế thu nhập cá nhân là thuế được đóng bởi cá nhân khi cá nhân đó tham gia lao động, ký kết hợp đồng làm việc. Thực tế sẽ xuất hiện trường hợp phần thuế đã nộp nhiều hơn phần thuế phải nộp trong một năm, theo đó người lao động có thể yêu cầu hoàn thuế đã đóng dư. Vậy quy định về việc hoàn thuế thu nhập cá nhân này như thế nào và điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân ra sao? Thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân là khi nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!
Căn cứ pháp lý
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc cá nhân nộp thuế được hoàn lại phần tiền sau khi đã nộp thuế TNCN thuộc một trong các trường hợp được hoàn thuế theo quy định và có yêu cầu hoàn trả gửi cơ quan Thuế.
Lưu ý: Cá nhân khi phát hiện đã đóng tiền thuế thu nhập cá nhân nhiều hơn số tiền phải nộp phải có đề nghị mới được hoàn thuế.
Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 8, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có 3 trường hợp cá nhân được hoàn thuế TNCN gồm:
- Số tiền thuế cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế thực tế phải nộp;
- Số tiền thuế nộp thừa của cá nhân không bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo;
- Cá nhân đã thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy trong trường hợp cá nhân nộp thuế làm sao biết được hoàn thuế thu nhập cá nhân sẽ phải thuộc một trong 4 trường hợp kể trên.
Các đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, bao gồm:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Theo quy định cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam, với thời hạn hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế)
Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân
Cụ thể theo Khoản 2, 3 Điều 28, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hoàn thuế như sau:
“2. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.”
Như vậy, theo quy định nêu trên có thể hiểu nếu không có đề nghị hoàn thuế TNCN số tiền thuế nộp thừa sẽ được tự động bù trừ vào kỳ nộp sau và cơ quan thuế sẽ không chủ động hoàn thuế.
- Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
- Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế thì có thể nhận lại số tiền thuế đóng thừa hoặc lựa chọn bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 28, Thông tư 111/2013/TT/BTC và theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC về việc hoàn thuế người được hoàn thuế phải đảm bảo:
- Có số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp trong kỳ lớn hơn số thuế phải nộp khi quyết toán.
- Đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo quy định tại Điều 42, Thông tư 80/2021/TT-BTC, hồ sơ hoàn thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công gồm:
(1) Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán cho các cá nhân có uỷ quyền. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo Mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế, trừ trường hợp đại lý thuế nộp hồ sơ hoàn thuế theo hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế;
- Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập).
(2) Trường hợp cá nhân cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế:
- Người nộp thuế có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 02/QTT-TNCN) thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế.
- Cơ quan thuế giải quyết hoàn căn cứ vào hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân để giải quyết hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
Thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân là khi nào?
Thời hạn làm thủ tục hoàn thuế TNCN: Cá nhân có số thuế nộp thừa, yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ thuế tiếp theo thì cá nhân có thể nộp hồ sơ hoàn thuế bất cứ thời điểm nào kể từ ngày kết thúc năm tính thuế. Nộp sau thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế (sau 30/3/2023) vẫn được và không bị phạt.
Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Trường hợp quyết toán qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập
Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công thì thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ủy quyền hoàn thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập
Bước 2: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chuẩn bị hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan thuế
Bước 4: Tiếp nhận và giải quyết
Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế
Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế.
Tóm lại, để được hoàn thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân phải biết quy định khi nào được hoàn, có đề nghị hoàn, biết cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân (hoặc nhờ kế toán thực hiện) và biết được hồ sơ, thủ tục hoàn thuế. Khi không nắm rõ rất có thể sẽ không được hoàn nếu kế toán không giải thích hay nhắc người lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?
- Lắp ráp ô tô trong nước có được giảm phí trước bạ không?
- Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân là khi nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời hạn giải quyết chậm nhất là 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản này).
Khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo đề nghị giải trình, bổ sung đến ngày cơ quan thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời hạn giải quyết chậm nhất là 40 (bốn mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c khoản này).
Thời gian giãn, hoãn việc kiểm tra trước hoàn thuế do nguyên nhân từ phía người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội; động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi; thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư,…
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.