Hiện nay những tranh chấp đất đai diễn ra ngày một nhiều. Không ít trong số đó là những tranh chấp của chính những thành viên trong gia đình với nhau. Nhiều bậc cha mẹ muốn đòi lại đất đai đã cho từ những người con bất hiếu. Việc này không những tốn thời gian, công sức mà còn bị những người xung quanh chê cười. Vậy có cách nào phòng ngừa từ xa và đòi lại nhà đất một cách dễ dàng từ những người con bất hiếu? Lỡ cho đất con cái, có đòi lại được không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Tặng cho đất là gì?
Tặng cho đất đai là việc bên tặng cho chuyển giao đất của mình cho người khác mà không yêu cầu trả tiền.
Đòi đất từ con cái bằng những cách nào?
Lối tư duy tặng cho tài sản của người Á Đông là gì?
Với lối tư duy của người Á Đông, những bậc cha mẹ khi về già thường chủ động trao tặng tài sản mình đã làm lụng cả đời lại cho con cái. Với hy vọng những người con có cuộc tốt đẹp hơn. Từ trước đến nay, những bậc cha mẹ cho con cái nhà đất thường lập hợp đồng tặng cho tài sản và sau đó sang tên nhà đất cho con.
Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều những người con sau khi nhận được tài sản, được sang tên sổ đỏ đã trở mặt, bất hiếu với cha mẹ. Không ít những trường hợp đau lòng được báo chí đưa tin về những người con bất hiếu đánh, đuổi cha mẹ ra khỏi chính ngôi nhà được cha mẹ trao tặng.
Chủ động phòng ngừa khi con cái bất hiếu?
Vì vậy, nhiều người đã chủ động phòng ngừa, bằng cách gài thêm vào hợp đồng tặng cho tài sản điều khoản về điều kiện đối với con cái khi nhận tài sản. Đó là những người con sau khi nhận tài sản phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dượng và thờ cúng cha mẹ khi họ qua đời nếu không thì sẽ bị đòi lại nhà đất đã cho. Cách này đã khắc phục được phần nào hành vi của những người con bất hiếu.
Tuy nhiên, nếu trường hợp những người con vẫn trở mặt; và cha mẹ muốn chứng minh hành vi bất hiếu của người con để đòi lại nhà đất đã cho; thì nhiều người lại gặp khó khăn. Bởi lẽ, việc ghi nhận lại những hành vi xúc phạm cha mẹ; bất hiếu của người con phải thông qua những chứng cứ, hoặc phải có sự làm chứng từ những người xung quanh. Và có lẽ, nhiều người do tuổi cao sức yếu, họ không còn đủ thời gian và sức lực để theo đuổi những vụ kiện tụng với con cái mình.
Quy định về đòi lại đất từ con như thế nào?
Có một cách tối ưu hơn để những bậc cha mẹ phòng ngừa rủi ro con cái bất hiếu trong tương lai. Cụ thể. bộ Luật dân sự 2015 ra đời và có những chế định mới; về xoay quanh về quyền đối với tài sản của các chủ thể. Một trong số đó là quyền hưởng dụng của các chủ thế. Điều 257 Bộ Luật dân sự 2015 quy định rằng:
Điều 257. Quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Theo cách này, cha mẹ vẫn lập hợp đồng tặng cho tài sản và sang tên sổ đỏ nhà đất cho con cái.
Nhưng trong hợp đồng tặng cho, hãy thêm vào điều khoản cha mẹ; sẽ giữ lại quyền hưởng dụng nhà; và đất tới cuối đời. Lúc này, con cái dù vẫn là chủ sở hữu miếng đất. Nhưng cha mẹ do vẫn giữ lại quyền hưởng dụng nên họ vẫn có quyền chiếm hữu; và sử dụng hợp pháp đối với nhà đất này.
Áp dụng quyền hưởng dụng vào việc lập di chúc?
Nhiều gia đình có đất đai của ông bà tổ tiên để lại từ nhiều đời nay. Khi cha mẹ có nhiều con cái lập di chúc mà không muốn phân chia, muốn giữ mảnh đất được giữ nguyên vẹn làm một thể thống nhất thì cũng có thể áp dụng quyền hưởng dụng.
Cụ thể, cha mẹ lập di chúc để lại nhà đất cho tất cả những người con đứng tên trên sổ đỏ. Nhưng trong đó trao quyền hưởng dụng nhà và đất này cho một người con nhất định. Đồng thời giao cho người này phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ và phụng sự việc thờ cúng sau này.
Nếu sau này người con có vi phạm nghĩa vụ, thì cha mẹ; hoặc những người con khác là đồng chủ sở hữu sau thời điểm chia thừa kế; có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tước bỏ quyền hưởng dụng của người này.
Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với quý độc giả.
Câu hỏi thường gặp:
Nếu bạn có thể căn cứ theo quy định trên để xem mình có đủ điều kiện để được miễn thuế hay không.
Nếu ông bà ngoại bạn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông bà bạn có quyền tặng cho quyền sử dụng đất; mà không cần phải hỏi ý kiến của con cái. Nếu mảnh đất này được cấp giấy chứng nhận cho cả hộ gia đình bạn; thì tất cả mọi người trong gia đình bạn đều phải ký vào hợp đồng tặng cho đó.
Căn cứ Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014, có thể yêu cầu tòa án xác định cha cho con. Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:
– Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con;
– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của mẹ;
– Giấy khai sinh của con;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Trợ cấp 5 triệu cho con có phù hợp không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102