Quy định pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính

bởi VanAnh
Quy định pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính

Hiện nay cộng đồng LGBT ngày càng phát triển và có nhiều thành viên, xã hội hiện nay cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với những người đồng tính, việc này thể hiện qua việc nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới cũng như cho phép người dân được chuyển đổi giới tính phù hợp với nhu cầu của mình. Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng đã có những quy định nới lỏng hơn trong việc công nhận và cho phép người dân thực hiện chuyển đổi giới tính. Vậy các “Quy định pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính” được quy định cụ thể như thế nào?. Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chuyển đổi giới tính là gì?

Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất; nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như về mặt sinh học; không thể thay đổi được giữa nam và nữ; do các yếu tố sinh học quyết định.

Chuyển đổi giới tính (hoặc phẫu thuật chuyển giới) là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người; trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển giới; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình;… Người chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện chuyển đổi giới tính. Do đó, khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ người chuyển giới; dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính khác với giới tính của cơ thể (giới tính sinh học) của mình; bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.

Chuyển đổi giới tính là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người, trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển đổi giới tính; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình… 

Với sự tác động của y học, một người mang cơ thể sinh học là nam có thể chuyển thành nữ và ngược lại. Nhằm hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về mặt pháp lý giới tính của người chuyển giới; và cung cấp những giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn. Pháp luật cũng đã có quy định riêng; tạo điều kiện cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính của mình.

Các biện pháp chuyển đổi giới tính thường không được thực hiện với trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi (do chưa đủ tuổi trưởng thành và cũng dễ gặp tai biến y tế hơn), mặc dù trong một số trường hợp hiếm hoi có thể được thực hiện với những lý do đột xuất. Riêng trẻ sơ sinh liên giới tính (một dạng dị tật khiến bộ phận sinh dục không được định hình chính xác) có thể trải qua các biện pháp can thiệp chỉ ít lâu sau khi sinh, với sự đồng ý của cha mẹ

Quy định pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính

Quy định về quyền chuyển đổi giới tính trong Bộ Luật dân sự 2015 là một điểm mới đáng chú ý. Cho đến trước khi Bộ Luật dân sự 2015 ra đời, pháp luật Việt Nam chưa quy định hay công nhận việc chuyển giới bằng phẫu thuật mà chỉ quy định về xác định lại giới tính đối với những trường hợp khi sinh ra có sự xác định nhầm giới tính tự nhiên của cá nhân. Cụ thể, Điều 36 Bộ Luật dân sự 2005 chỉ cho phép trường hợp một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác. Nghị định 88/2008 NĐ-CP hướng dẫn vấn đề này tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2.

Bên cạnh đó, văn bản này xác định rõ “Cấm” hành vi thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, thể hiện quan điểm không chấp nhận trường hợp chuyển đổi giới tính theo mong muốn của chủ thể.
Bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Điều 37. Đây được xem là một trong những điểm mới nổi bật của văn bản này.

“Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”

Theo đó, Bộ Luật dân sự 2015 đã chính thức ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính với tư cách là một quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân. Điều 37 Bộ Luật dân sự 2015 ghi nhận chuyển đổi giới tính hoàn toàn độc lập với quyền xác định lại giới tính (Điều 36 Bộ Luật dân sự 2015). Hai quyền này mặc dù cùng liên quan đến giới tính của chủ thể nhưng về bản chất cũng như các vấn đề pháp lý liên quan là khác nhau. Cụm từ “xác định lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.

Quy định pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính
Quy định pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính

Chủ thể của quyền này được hiểu là những người có sự phát triển không điển hình của các đặc điểm giới tính và sinh lý trên cơ thể. Trong khi đó “chuyển đổi giới tính” lại dùng để chỉ trường hợp cá nhân có nhận thức về giới tính khác với giới tính sinh học của mình, tức là về mặt tự nhiên, người chuyển giới hoàn toàn bình thường.

Điều 37 còn giải quyết các vấn đề hộ tịch của cá nhân đã chuyển đổi giới tính: Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy việc đăng ký thay đổi hộ tịch vừa là quyền vừa là nghĩa vụ dành cho cá nhân đã chuyển đổi giới tính. Phù hợp với quy định này, Điều 28 Bộ Luật dân sự 2015 ghi nhận cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp người đã chuyển đổi giới tính (điểm e khoản 1).

Khi quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam chưa được thừa nhận, đã có không ít cá nhân tự thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính (đa phần tại nước ngoài) và gặp khó khăn trong các vấn đề về hộ tịch mà cụ thể là việc thay đổi tên. Nhiều người chuyển giới đã cố gắng vận dụng điểm a và điểm e khoản 1 Điều 27 Bộ Luật dân sự 2005 để đăng ký xin đổi tên, tuy nhiên đa phần các trường hợp đều không được chấp thuận.

Nội dung cuối cùng được ghi nhận trong Điều 37 cho phép cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Chủ thể sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính mang một giới tính mới, kéo theo những hệ quả về quyền và nghĩa vụ liên quan trong nhiều lĩnh vực pháp luật như hôn nhân gia đình, lao động, luật nghĩa vụ quân sự… Với quy định này, người sau khi chuyển đổi giới tính sẽ được hưởng các quyền tương ứng với giới tính mới của họ.

Điều này về mặt nguyên tắc là phù hợp nhưng triển khai trên thực tế lại không dễ dàng, đòi hỏi quy định đồng bộ trong các lĩnh vực có liên quan, tránh trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính trên thực tế nhưng lại không được hưởng các quyền lợi chính đáng tương ứng. 

Ảnh hưởng của việc chuyển đổi giới tính

Pháp lý, văn hóa và xã hội

Bên cạnh việc xung đột với các tư tưởng tôn giáo hoặc các giá trị văn hóa, việc cho phép chuyển đổi giới tính gây lo ngại về những hậu quả pháp lý sẽ xảy ra nếu việc này được pháp luật cho phép tiến hành, ví dụ như:

  • Nhiều người (đa số là nam giới sẽ chuyển đổi giới tính thành “nữ”) để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là khi đất nước sắp có chiến tranh.
  • Chuyển đổi giới tính mục đích phạm tội như gian lận trong thể thao, trốn truy nã, hoạt động lừa đảo, mại dâm…
  • Nếu người chuyển giới đang kết hôn thì sau khi chuyển giới, chồng/vợ của họ sẽ chịu đau khổ do mất đi người bạn đời, làm gia đình tan vỡ và kéo theo đó là kiện cáo, tranh chấp các quyền lợi, nghĩa vụ trong hôn nhân (việc cấp dưỡng, nuôi con, chia tài sản…)
  • Nếu người chuyển giới đã có con thì đứa trẻ sẽ “bỗng nhiên” bị mất cha/mẹ trên giấy tờ tùy thân và trong cuộc sống gia đình, dẫn tới nhiều hệ lụy xấu cho đứa trẻ về sau.
  • Phẫu thuật chuyển giới dễ dẫn tới tai biến do hàng loạt các cuộc phẫu thuật liên tiếp, dẫn tới các vụ kiện cáo sau này.
  • Người chuyển giới thường gặp phải các di chứng sức khỏe nên họ rất dễ bị trầm cảm, tỷ lệ tự sát cao do hối hận.
  • Người tiến hành chuyển giới sẽ phải chịu sự phản đối của người thân, gia đình và họ hàng, về lâu dài sẽ dẫn tới gia tăng tỷ lệ phạm tội, các bất ổn xã hội và tâm lý chống đối Nhà nước.
  • Việc phẫu thuật và tiêm hoóc-môn (nội tiết tố giới tính) liên tục khiến người chuyển giới mắc nhiều tác dụng phụ, sức khỏe suy yếu và bị giảm đáng kể tuổi thọ, tạo ra gánh nặng cho gia đình, hệ thống y tế và an sinh xã hội.

Vấn đề pháp lý về hôn nhân

Vấn đề hôn nhân của người chuyển giới là một vấn đề phức tạp. Trong trường hợp người chuyển giới đang có quan hệ hôn nhân, thì sau khi chuyển giới, họ sẽ trở thành người có cùng giới tính với vợ/chồng của mình, như vậy hôn nhân của họ sẽ trở thành hôn nhân đồng giới, nhưng pháp luật đa số các nước trên thế giới không công nhận kiểu hôn nhân này.

Để giải quyết vấn đề, các nước như Singapore quy định rằng: nếu người chuyển giới đang có quan hệ hôn nhân, thì trước khi thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân và hộ tịch, quan hệ hôn nhân của họ sẽ phải được tòa án hủy bỏ. Nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản… thì quy định chặt chẽ hơn: một người chỉ được chuyển giới khi đang độc thân và không có con cái (để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới vợ chồng và con cái của họ).

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy định pháp luật về vấn đề chuyển đổi giới tính đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người chuyển giới có được thay đổi giới tính và thay đổi tên trong giấy tờ tùy thân không?

– Theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 pháp luật có quy định về quyền xác định lại giới tính. Do đó bạn được quyền xác định lại giới tính cho phù hợp và được quyền đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật.
– Điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.

Chuyển giới ở nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015, người chuyển giới có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; như: quyền thay đổi họ, tên, thay đổi quốc tịch,… Theo đó, tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên; trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính. Từ những phân tích trên có thể thấy, đối với người đã sang Thái Lan hoặc các nước khác chuyển đổi giới tính; pháp luật Việt Nam công nhận giới tính mới của họ với đầy đủ các quyền nhân thân. 

Cặp vợ chồng chuyển giới có được nuôi con không?

Theo đó, khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 nêu rõ: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”.
Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định, người nhận nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.”
Vậy, người nhận con nuôi phải đáp ứng được các yêu cầu trên; đồng thời không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi thì người chuyển giới; đồng tính với tư cách nhận nuôi con độc lập sẽ được nhận con nuôi. Cặp đôi đồng tính hiện vẫn chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là một cặp vợ chồng hợp pháp; do đó không thỏa mãn điều kiện để cùng đứng ra nhận con nuôi. Nhưng một trong hai người có thể làm thủ tục nhận con nuôi; trong trường hợp là một người độc thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm