Đồ chơi người lớn là sản phẩm đồ chơi không quá phổ biến trong xã hội. Đây là loại đồ chơi tình dục giúp người chơi đạt được khoái cảm nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Vì đồ chơi người lớn vẫn chưa được xuất hiện phổ biến trên thị trường hiện nay, do đó, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến việc xuất nhập khẩu mặt hàng này. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Đồ chơi người lớn có bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam hay không? Có được phép kinh doanh đồ chơi người lớn tại Việt Nam không? Kinh doanh đồ chơi người lớn không rõ nguồn gốc bị xử phạt thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đồ chơi người lớn là gì?
Đồ chơi người lớn hay đồ chơi tình dục là sản phẩm đồ chơi giúp bản thân luôn thỏa mãn nhu cầu tình dục cá nhân, hỗ trợ đắc lực trong chuyện tình yêu của các cặp vợ chồng và tình yêu đôi lứa. Sản phẩm được làm từ chất liệu là silicon cao cấp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong lúc sử dụng. Cho đến nay đồ chơi người lớn được bán như vũ bão trên toàn thế giới, hãng sản xuất đa phần đến từ thương hiệu Hàn Quốc.
Đồ chơi người lớn ngày càng được cải tiến với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Những sản phẩm đồ chơi mô phỏng cậu nhỏ hay cô bé được thiết kế khá cầu kỳ và công phu với đủ các tính năng khác nhau nhằm tăng khoái cảm cho người sử dụng.
Có được phép kinh doanh đồ chơi người lớn tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Và căn cứ Khoản 1 Điều 5 Luật trên quy định:
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc kinh doanh mặt hàng đồ chơi người lớn tại Việt Nam không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm nên bạn sẽ không bị xử phạt vì hoạt động kinh doanh đồ chơi người lớn.
Đồ chơi người lớn có bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa quy định rõ Đồ chơi người lớn có bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Tuy nhiên, theo nội dung của quyết định số 4891/TCHQ-GSQL do Tổng cục Hải quan ban hành để giải đáp về thủ tục nhập khẩu đối chơi người lớn theo dạng hành lý, quà biếu, quà tặng như sau:
Theo quy định, đồ chơi người lớn thuộc mặt hàng bị hạn chế kinh doanh tại Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 9 Luật đầu tư 2020, đồ chơi người lớn sẽ thuộc dạng: “Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường”.
Bao hàm nội dung của công văn 4891 thì các sản phẩm đồ chơi tình dục sẽ:
- Buộc phải giữ ở kho hải quan rồi sau đó trả lợi cho người nhập cảnh trước đó thực hiện thủ tục tái xuất;
- Người nhập cảnh buộc phải làm đơn “từ chối nhận hàng kể cả khi là hàng ở dạng hành lý, là quà biếu hay quà tặng thì buộc phải trả;
- Buộc phải tiêu hủy sau khi được giữ tại kho hải quan nhưng quá thời hạn người nhập cảnh không làm đơn từ chối nhận.
Kinh doanh đồ chơi người lớn có thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
Căn cứ các quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cụ thể như sau:
“Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
- Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh…”
Đối chiếu với Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật này, trong đó không có quy định liên quan đến hàng hóa là đồ chơi tình dục.
Do đó, việc kinh doanh hàng hóa là đồ chơi tình dục không thuộc nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Kinh doanh đồ chơi người lớn không rõ nguồn gốc bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Cơ quan chức năng có thể xử phạt việc kinh doanh đồ chơi người lớn nếu mặt hàng là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin gây phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đồ chơi người lớn có bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam hay không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục xin miễn giảm thuế đất phi nông nghiệp… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, việc kinh doanh mặt hàng đồ chơi người lớn có gian hàng trưng bày không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm nên bạn sẽ không bị xử phạt vì hoạt động kinh doanh đồ chơi người lớn.
Về cơ bản, nhu cầu mỗi người mỗi khác và việc sử dụng đồ chơi tình dục là một việc tế nhị, miễn không gây ra hậu quả trái pháp luật, không sử dụng nơi công cộng, không làm mất thuần phong mỹ tục nơi đông người thì sẽ không có vấn đề gì đến vi phạm pháp luật. Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có Điều khoản quy định cụ thể về việc sử dụng đồ chơi tình dục là vi phạm pháp luật.
Vì theo quy định hiện hành, đây là một loại hàng hóa thông thường, do đó có thể dẫn đến quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trường hợp kinh doanh hàng hóa là đồ chơi tình dục hay các hàng hóa khác nói chung, nếu hàng hóa không rõ nguồn gốc thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức phạt tùy thuộc vào giá trị hàng hóa kinh doanh, mức thấp nhất là 300 ngàn đồng và cao nhất là 50 triệu đồng. Đối với tổ chức, mức phạt gấp 02 lần so với mức nêu trên. Đồng thời, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và hình phạt bổ sung cụ thể như trên.