Chào Luật sư, em đang là học sinh vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông. Nguyện vọng của em là đỗ vào trường Luật. Em cũng có tìm hiểu các kiến thức nền về những môn học phần chung. Trong đó, em có đọc đến các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Tuy nhiên em vẫn chưa hiểu về các quyền nhân thân. Luật sư có thể liệt kê các quyền nhân thân và giải thích chi tiết để em được hiểu không ạ? Quyền chuyển đổi giới tính có được xem là quyền nhân thân hay không? Em rất mong nhận được giải đáp từ Luật sư X. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Quyền nhân thân là gì?
Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải thông qua người đại diện theo pháp luật của người đó.
Cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Đối với quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
– Đối với quyền nhân thân của của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì:
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Liệt kê các quyền nhân thân và giải thích chi tiết
Các quyền nhân thân của cá nhân được đề cập từ Điều 26 đến Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
– Quyền có họ, tên (Điều 26)
– Quyền thay đổi họ (Điều 27)
– Quyền thay đổi tên (Điều 28)
– Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29)
– Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30)
– Quyền đối với quốc tịch (Điều 31)
– Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32)
– Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33)
– Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34)
– Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35)
– Quyền xác định lại giới tính (Điều 36)
– Chuyển đổi giới tính (Điều 37)
– Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38)
– Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39)
Quyền nhân thân của tác giả tác phẩm như thế nào?
Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), cụ thể như sau:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
So với Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2023), ngoài việc tác giả đặt tên cho chính tác phẩm của mình, tác giả còn có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền tài sản)
Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là như thế nào?
Cụ thể tại khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
– Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Đặc điểm của quyền nhân thân như thế nào?
Với bản chất là một bộ phận quyền dân sự, quyền nhân thân có đầy đủ các đặc điểm của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra, nó còn mang một số đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như:
Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do đó, quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác. Một người không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Pháp luật quy định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Mỗi một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được pháp luật bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.
Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch
Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Mặc dù vậy, quyền nhân thân không bị phụ thuộc, chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội,….
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Liệt kê các quyền nhân thân và giải thích chi tiết”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tạm ngừng doanh nghiệp Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Cá nhân có được cung cấp thông tin đất đai của người khác không?
- Quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đất đai?
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;…
Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Cá nhân chết phải được khai tử. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.