Quy định về dự án chỉnh trang đô thị năm 2023 như thế nào?

bởi Hương Giang
Quy định về dự án chỉnh trang đô thị

Việt Nam là nước đang trong giai đoạn phát triển để hiện đại hóa, đô thị hóa đất nước. Do đó, Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh cách chính sách chỉnh trang, phát triển các khu đô thị tại địa bàn các tỉnh thành. Song, bên cạnh nhiệm vụ hiện đại hóa đất nước, Nhà nước cũng phải đảm bảo các nguyên tắc để cân bằng, ổn định quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Vậy cụ thể, Pháp luật quy định về dự án chỉnh trang đô thị hiện nay như thế nào? Nguyên tắc của việc sử dụng đất để chỉnh trang đô thị là gì? Quy định về chế độ sử dụng đất sử dụng để chỉnh trang đô thị ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là chỉnh trang đô thị?

Tại khoản 1 Điều 3 Luật quy hoạch đô thị 2009 sửa đổi, bổ sung năm 2020 có định nghĩa về đô thị như sau:

“1. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.”

Vậy có thể định nghĩa “Chỉnh trang đô thị” là sự chuyển đổi của một khu phố trong thành phố từ giá trị thấp sang giá trị cao. Chỉnh trang đô thị cũng được coi là một quá trình phát triển đô thị, trong đó một khu phố hay một phần của thành phố sẽ phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Quá trình này thường được đánh dấu bằng các hiện tượng như giá nhà tăng cao hay sự di dời của cư dân trước đây của khu phố.

Nội dung nhiệm vụ quy hoạch đô thị được pháp luật quy định ra sao?

Tại Điều 23 Luật quy hoạch đô thị 2009 sửa đổi, bổ sung năm 2020 có quy định về nội dung nhiệm vụ quy hoạch đô thị như sau:

Điều 23. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch đô thị

  1. Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị phải xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
  2. Nhiệm vụ quy hoạch phân khu phải xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
  3. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phải xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
  4. Trường hợp quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch phát triển cân bằng, ổn định, giữ gìn được không gian kiến trúc và nét đặc trưng của đô thị, nâng cao điều kiện sống của người dân.
  5. Trường hợp quy hoạch đô thị mới, khu đô thị mới, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và kết nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài đô thị, có không gian kiến trúc và môi trường sống hiện đại.

Quy định về dự án chỉnh trang đô thị hiện nay như thế nào?

Tại Điều 31 Luật quy hoạch đô thị 2009 sửa đổi, bổ sung năm 2020 có quy định về dự án chỉnh trang đô thị hiện nay như sau:

Điều 31. Lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị; phát triển khu đô thị mới và trục đường mới trong đô thị

  1. Khi lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố về văn hóa – xã hội, môi trường của đô thị, của khu vực lập quy hoạch để có giải pháp bổ sung, điều chỉnh hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo đảm yêu cầu sử dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; giữ gìn, phát huy được bản sắc, không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị.
  2. Khi lập quy hoạch khu đô thị mới phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ giữa khu vực phát triển mới và đô thị hiện có; bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị; hài hòa giữa các khu vực phát triển mới với các khu vực dân cư hiện có; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc của các khu vực.
  3. Việc lập quy hoạch chi tiết trục đường mới trong đô thị phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 50 mét mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến;

b) Khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường; nghiên cứu không gian kiến trúc, hình khối công trình, khoảng lùi của các công trình cụ thể, bảo đảm tăng cường tính chỉnh thể và tính đặc trưng của khu vực.

Nguyên tắc của việc sử dụng đất để chỉnh trang đô thị là gì?

Tại Khoản 2, Điều 146, Luật đất đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị được quy định cụ thể:

“2. Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”

Quy định về chế độ sử dụng đất sử dụng để chỉnh trang đô thị

Quy định về dự án chỉnh trang đô thị
Quy định về dự án chỉnh trang đô thị

Theo quy định tại Điều 146 Luật đất đai 2013 thì chế độ sử dụng đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn được quy định cụ thể như sau:

  • Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới.

Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn.

  • Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới. Đất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

  • Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về dự án chỉnh trang đô thị” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn đặt cọc đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Nguồn vốn của việc chỉnh trang, phát triển đô thị được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 146, Luật đất đai 2013, theo đó việc xây dựng, chỉnh trang những công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng do cộng đồng dân cư thực hiện bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp hoặc do Nhà nước hỗ trợ. Đồng thời, việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hay hỗ trợ thì sẽ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.

Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong chỉnh trang, phát triển đô thị là gì?

Tại Khoản 3, Điều 146, Luật đất đai 2013 có quy định về việc này như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới. Đất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Việc hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị của hộ gia đình, cá nhân như thế nào?

Việc hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 48 Luật Nhà ở 2014 với nội dung như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở bằng khả năng tài chính, nhân công, vật liệu và công sức đóng góp của các thành viên trong nhóm hợp tác.
– Các thành viên trong nhóm hợp tác phải thỏa thuận về cách thức góp vốn, nhân công, vật liệu, thời gian thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các thành viên và cam kết thực hiện thỏa thuận của nhóm hợp tác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm