Thời gian gần đây ngành điện lực liên tục triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có mức tiêu thụ điện năng mỗi tháng không quá 50kWh. Về thủ tục để được hưởng chế độ hỗ trợ này được triễn khai khá đơn giản, các hộ nghèo cần điền thông tin vào giấy đăng ký hộ nghèo, hộcaanj nghèo và đảm bảo 2 yêu cầu như sau thứ nhất là hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và thứ hai là phải chứng minh hóa đơn tiền điện sinh hoạt hàng tháng của mình và gia đình thường xuyên sử dụng điện không quá 50kWh. Vậy để có thể tìm hiểu thêm về mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 190/2014/TT-BTC
Gia đình thuộc hộ nghèo có được Nhà nước hỗ trợ tiền điện?
Trường hợp hộ nghèo thuộc đối tượng Điều 1 Thông tư 190/2014/TT-BTC quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành được hỗ trợ tiền điện như sau:
Đối tượng được hỗ trợ tiền điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt là một trong những hộ gia đình sau:
a) Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có (Sau đây gọi là hộ nghèo); Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có, không thuộc diện hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (Sau đây gọi là hộ chính sách xã hội).”
Như vậy, hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ tiền điện. Nên các đối tượng là hộ nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP sẽ được hỗ trợ tiền điện.
Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền điện không?
Hỗ trợ tiền điện theo quy định tại Thông tư 190/2014/TT-BTC được áp dụng với các đối tượng sau:
Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg.
Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg không thuộc diện hộ nghèo phía trên.
Từ những căn cứ trên ta có thể kết luận hộ cận nghèo không thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo Thông tư 190.
Mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo hiện nay là bao nhiêu?
Về mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện đối với tiền điện sinh hoạt hàng tháng cho hộ nghèo (theo Điều 2 thông tư số 190/2014/TT-BTC).
– Mỗi hộ nghèo chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.
– Phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo.
– Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được thực hiện từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo sẽ từ ngân sách nhà nước đảm bảo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
Theo đó, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50% thì Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% kinh phí, 50% kinh phí còn lại do ngân sách địa phương đảm bảo. Các địa phương còn lại ngân sách địa phương tự đảm bảo.
Mời bạn xem thêm
- Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?
- Hợp đồng đặt cọc nhà đất có cần công chứng
- Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất theo quy định mới 2023
- Thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Ngoài chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, Nhà nước còn có nhiều chính sách xã hội khác nhằm giúp đỡ những người thuộc hộ nghèo vượt lên hoàn cảnh khó khăn như:
Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên
(Căn cứ Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg)
Miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên
Các đối tượng học sinh, sinh viên được miễn học phí quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, trong đó bao gồm:
Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (nếu ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo.
Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (nếu ở với ông bà) thuộc hộ nghèo.
Ngoài ra, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo còn có thể được hỗ trợ chi phí học tập.
Được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
Điều 5, 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định những người thuộc hộ nghèo sau đây sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng:
Người từ đủ 60 đến dưới 80 tuổi, không có người phụng dưỡng được trợ cấp 540.000 đồng/tháng.
Người từ đủ 80 tuổi, không có người phụng dưỡng được trợ cấp 720.000 đồng/tháng.
Người từ đủ 75 – 80 tuổi không thuộc trường hợp trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được trợ cấp 360.000 đồng/tháng.
Người đơn thân hoặc góa vợ hoặc chồng thuộc hộ nghèo mà đang nuôi con ăn học được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng/con.
Trẻ em dưới 03 tuổi đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền – móng, khung – tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).
(2) Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
(3) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc tổ chức xã hội khác.
Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
– Nhà xây mới: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.
– Sửa chữa nhà: Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.