Chào Luật sư, năm nay con gái tôi đủ tuổi học mẫu giáo. Hiện tại gia đình tôi sống xa quê. Trước đây, chúng tôi có nhập khẩu với bố mẹ ở quê. Hôm qua lúc đi đăng ký cho cháu thì người ta có yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Tôi chuẩn bị không kịp xin bổ sung sau. Tôi muốn hỏi có cách nào không cần về quê công chứng sổ hộ khẩu mà con tôi vẫn được nhập học không? Tra cứu hộ khẩu theo căn cước công dân như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau
Sử dụng thẻ căn cước công dân để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu được không?
Căn cứ vào Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
- Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ. - Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Theo như quy định trên thì thẻ căn cước công dân sẽ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi tường trú.
Do đó, có thể sử dụng thẻ căn cước công dân để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.
Ngoài ra, trên thẻ căn cước công dân còn có mã QR, chúng ta có thể dùng thiết bị quét mã QR trên thẻ căn cước công dân để xem những thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu như:
- Số Căn cước công dân;
- Số Chứng minh nhân dân cũ (nếu có);
- Họ và tên;
- Ngày tháng năm sinh;
- Giới tính;
- Địa chỉ thường trú;
- Ngày cấp Căn cước công dân.
Tra cứu hộ khẩu theo căn cước công dân như thế nào?
Thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, các cơ quan Công an cấp huyện đã được trang bị và đang sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
Thiết bị này cung cấp các thông tin về: Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Giới tính; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Địa chỉ thường trú; Họ tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh cũ; Ngày cấp và hết hạn của Căn cước công dân; Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Vân tay; Số thẻ Căn cước công dân.
Việc sử dụng thiết bị đọc chip thẻ Căn cước công dân giúp cơ quan có thẩm quyền xác minh thông tin công dân một cách nhanh chóng, chính xác, đồng thời ngăn ngừa và phát hiện việc làm giả giấy tờ.
Sử dụng danh tính điện tử để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Danh tính điện tử công dân Việt Nam
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:
- Thông tin cá nhân:
a) Số định danh cá nhân;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính. - Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.
Theo đó, danh tính điện tử công dân Việt Nam sẽ có những thông tin cá nhân như số định danh cá nhân, họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.
Do đó, hoàn toàn có thể sử dụng danh tính điện tử để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.
Tra cứu thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho sổ hộ khẩu?
Công dân có thể truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.
Việc thực hiện tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Truy cập địa chỉ website: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn.
- Bước 2: Đăng nhập tài Cổng dịch vụ công quốc gia
- Bước 3: Truy cập vào chức năng Thông tin công dân tại trang chủ và nhập các thông tin theo yêu cầu. Sau đó nhấn Tìm kiếm.
- Bước 4: Thông tin cơ bản về nhân thân và hộ khẩu của công dân sẽ hiện ra.
Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định như sau:
Xác nhận thông tin về cư trú
- Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
- Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
- Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.
Theo đó, công dân có quyền yêu cầu xác nhận thông tin cư trú và nội dung xác nhận thông tin cư trú gồm có thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Dó đó, có thể sử dụng giấy xác nhận thông tin cư trú để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ đổi tên căn cưới công dân tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tra cứu hộ khẩu theo căn cước công dân như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới quy định tạm ngừng kinh doanh Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.
Luật CCCD năm 2014 quy định thẻ CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.
Công dân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc QRCode theo tiêu chuẩn do Bộ TT&TT ban hành, đã tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QR trên thẻ CCCD. Các thông tin gồm số CCCD; số CMND 9 số; họ và tên; ngày sinh; giới tính; nơi thường trú; ngày cấp CCCD.
Để sử dụng app VNeID hiển thị thông tin trên các thiết bị điện tử phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, người dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.
Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử bao gồm: Công dân đăng nhập 1 lần trên Cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông tin.