Phát tờ rơi là một hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại phổ biến và được nhiều nhà kinh doanh sử dụng để quảng bá hình ảnh, sản phẩm , dịch vụ của doanh nghiệp hay công ty. Tuy nhiên với nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thì có không ít những ý kiến về một số hành vi quang cáo sẽ bị phạt trong đó có điều chỉnh cả hành vi phát tờ rơi. Vậy Phát tờ rơi có bị phạt không? LSX sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.
Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Quảng cáo năm 2012
Tờ rơi là gì?
Tờ rơi là một trong những công cụ truyền bá thông tin tới cộng đồng theo cách đại trà rất hiệu quả và chi phí thấp. Thường được phát trực tiếp tới đối tượng tiếp khách hàng, hay hỗ trợ các đại lý trong việc giới thiệu chi tiết các sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp, tổ chức sắp tung ra.
Hình thức quảng cáo tờ rơi này thường được sử dụng tại các ký triển lãm, hội chợ hoặc để tại các hàng trưng bày sản phẩm với hiệu quả khá cao. Với các đặc điểm kể trên, các sản phẩm tờ rơi, tờ gấp phải đảm bảo các yếu tố như: Ảnh chụp sản phẩm phải rõ ràng sắc nét, có tính thẩm mỹ cao. Phân lớp thông tin sản phẩm phải rõ ràng, dễ hiểu, hình thức thể hiện cần thể hiện cá tính sản phẩm, rõ ràng trong ý đồ thể hiện…
Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
Ngoài việc cấm quảng cáo đối với một số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên… Luật Quảng cáo năm 2012 còn quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong đó có:
– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng;
– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép;
– Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh…
Như vậy, pháp luật cấm các hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông cũng như nghiêm cấm việc dán quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh.
Phát tờ rơi có bị phạt không?
Theo đó, việc phát tờ rơi, dán quảng cáo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt:
- Từ 1 – 2 triệu đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
- Từ 5 – 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng – 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội
– Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông
– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội
Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.
Phát tờ rơi quảng cáo vào từng nhà dân có bị phạt không?
Có thể thấy hiện nay, việc phát tờ rơi quảng cáo diễn ra phổ biến với đủ các loại hình tờ rơi từ màu đen trắng đến màu sắc lòe loẹt, từ quảng cáo mỹ phẩm, điện máy đến các quán ăn, thuốc đông y…Hầu hết ở các cổng trường, các ngã tư hay các điểm dừng chân đèn xanh đèn đỏ thậm chí là ở trước cổng nhà dân chúng ta đều bắt gặp những tờ rơi quảng cáo với mọi loại thông tin, dịch vụ khác nhau. Việc phát tờ rơi quảng cáo một cách tràn lan đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị cũng như công tác quét dọn đường phố. Chính phủ đã có các quy định để xử phạt những hành vi vi phạm trong việc phát tờ rơi quảng cáo, tuy nhiên việc thực hiện theo quy định vẫn còn một số bất cập do chưa được hướng dẫn cụ thể.
Theo như bạn trình bày thì Doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc và bạn có sử dụng hình thức quảng cáo là phát tờ rơi vào từng nhà dân. Việc phát tờ rơi vào từng nhà dân đúng là không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP cụ thể là “treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng” như Luật sư đã tư vấn trực tiếp cho bạn trước đó. Tuy nhiên, Việc phát tờ rơi vào từng nhà dân một cách vô ý thức hoặc cố dắt vào khe cửa, dán lên cửa nhà dân có thể gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây phản cảm cho người dân. Đã có người dân từng phản ánh trên một tờ báo rằng: “Mỗi ngày cứ đi làm về tôi mở cửa sẽ rơi xuống hàng chục tờ quảng cáo từ gas, khuyến mãi của siêu thị, trung tâm gia sư hay đủ các loại giảm giá…rất rác nhà. Chưa kể mấy người vô ý thức còn dán lên cửa bóc chẳng đi”.
Việc luật sư tư vấn trực tuyến trước đó cho bạn nói rằng việc phát tờ rơi vào từng nhà là không đúng với quy định của Nghị định 158/ Điểu 51 “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.” là không sai. Và trên thực tế, pháp luật cũng không quy định cụ thể việc phát tờ rơi vào từng nhà là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Điều 61 Nghị định 28/2017/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông như sau: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội”.
Mặc dù không quy định cụ thể như thế nào là ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị nhưng chúng ta cũng có thể xét rằng: Nếu bạn phát tờ rơi vào nhà dân bằng cách để tờ rơi ở một góc không gây phản cảm cho người nhìn, đủ để người dân nhìn thấy cũng như không ảnh hưởng đến cảnh quan của đường phố thì việc phát tờ rơi của bạn sẽ không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu bạn phát tờ rơi bừa bãi, vứt lung tung trước của nhà hay dán lên cửa nhà dân thì hành vi này có thể sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 28. Như vậy, việc các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương bắt phạt việc phát tờ rơi trong trường hợp này là đúng. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều người dân cảm thấy khó chịu khi thấy trước nhà mình ngày nào cũng có vô vàn tờ quảng cáo được vứt lung tung.
Như vậy, để thực hiện việc quảng cáo một cách hiệu quả và không vi phạm các quy định của pháp luật, bạn có thể sử dụng các hình thức quảng cáo khác và hạn chế việc quảng cáo bằng cách phát tờ rơi ở trước nhà dân.
Biện pháp khắc phục hậu quả khi phát tờ rơi ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội?
Căn cứ khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy theo quy định trên Khi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông thì ngoài mức phạt tiền, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức xử phạt quảng cáo sai sự thật hiện nay là bao nhiêu 2023?
- Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo là gì?
- Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè ra sao đúng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phát tờ rơi có bị phạt không” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục khai sinh Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay việc phát tờ rơi quảng cáo không cần thiết phải xin giấy phép, không có quy định nào về việc phải xin giấy phép khi phát tờ rơi. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Thì, pháp luật cấm các hành vi phát tờ rơi quảng cáo gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông cũng như nghiêm cấm việc dán quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh.
Căn cứ Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 (được hướng dẫn bởi Điều 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP) về điều kiện quảng cáo:
Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.”