Khi dùng tài sản bảo đảm để cầm cố, thế chấp tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác thì cần thực hiện nghĩa vụ đúng theo thỏa thuận của 2 bên. Nếu bên vay ngân hàng không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên nhận bảo đảm sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm. Do đó người vay cần nắm được Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm để tránh rơi vào trường hợp này. Vậy, Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm hiện nay theo quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật
Tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau:
– Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
– Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
– Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
– Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
“Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.“
Theo đó, tài sản bảo đảm cho việc vay ngân hàng sẽ được xử lý nếu:
– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
– Vi phạm các điều khoản theo thỏa thuận của các bệnh hoặc luật có quy định.
Tài sản bảo đảm dùng được xử lý theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
“Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.“
Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
– Bán đấu giá tài sản;
– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
– Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo 04 phương thức nêu trên thì tài sản sẽ được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Đối với trường hợp bán đấu giá tài sản bảo đảm thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Xử lý tài sản bảo đảm có bắt buộc phải có văn bản đồng ý của bên bảo đảm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 49. Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm
1. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
2. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
3. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
4. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.“
Như vậy, trong trường hợp bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
Thời hạn thông báo xử lý tài sản bảo đảm là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
…
3. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ hoặc được giữ bởi người khác thì văn bản thông báo phải được gửi đồng thời cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ tài sản bảo đảm.
Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì ngoài phương thức thông báo quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể thực hiện bằng phương thức đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
4. Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.“
Như vậy, thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác.
Nếu không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm hiện nay theo quy định 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục xin song tịch. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?
- Tài sản đảm bảo là gì? Những điều cần biết?
- Bán tài sản thừa kế có phải đóng thuế hay không năm 2023?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
“Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.“
Như vậy, tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm 04 loại nêu trên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
“Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
2. Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.
…“
Như vậy, văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm phải có 03 nội dung chủ yếu như sau:
– Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
– Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
– Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.