Ai có quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo?

bởi Nguyen Duy
Ai có quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo

Xin chào Luật sư, tôi tạo ra một sản phẩm quản cáo thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên lại bị người kinh doanh quảng cáo từ chối vì cho rằng đây là sản phẩm không hợp pháp và kém chất lượng dù tôi đã trình giấy tờ kiếm tra chất lượng cho bên đấy, vì thế tôi muốn thẩm định sản phẩm quảng cáo của mình để chứng minh đây là sản phẩm hợp pháp. Vậy ai có quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo theo quy định? Xin được giải đáp.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL
  • Luật Quảng cáo 2012

Sản phẩm quảng cáo là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định về khái niệm quảng cáo như sau:

“1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định về khái niệm sản phẩm quảng cáo như sau:

“3. Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.”

Ai có quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo?

Tại Điều 3 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL có quy định về yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:

Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo

  1. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:
    a) Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật quảng cáo;
    b) Sản phẩm quảng cáo bị người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo từ chối thực hiện do không đảm bảo về tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo;
    c) Có ý kiến khác nhau về nội dung sản phẩm quảng cáo giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo;
    d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  2. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo không thẩm định các sản phẩm quảng cáo chỉ thể hiện lô-gô, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
    Như vậy, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản phần quảng cáo là người có quyền yêu cầu Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo.

Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo có bao nhiêu thành viên?

Ai có quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo
Ai có quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo

Tại Điều 5 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL có quy định về thành phần Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:

Thành phần Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo

  1. Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải là số lẻ và phải có ít nhất 05 (năm) thành viên, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng, 01 ủy viên làm thư ký và các ủy viên.
  2. Thành phần tham gia Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo căn cứ vào nội dung của sản phẩm quảng cáo cần thẩm định, bao gồm:
    a) Đại diện các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác;
    b) Đại diện các tổ chức nghề nghiệp;
    c) Chuyên gia hoặc đại diện đơn vị, tổ chức khác có các hoạt động chuyên môn liên quan đến nội dung cần thẩm định.
  3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là Lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở.
  4. Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là Cục Văn hóa cơ sở.
    Như vậy, số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải là số lẻ và phải có ít nhất 05 thành viên.

Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:

Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo

  1. Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo trực tiếp đến Cục Văn hóa cơ sở hoặc qua đường bưu điện (Mẫu số 1).
  2. Sau khi nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo của tổ chức, cá nhân, Cục Văn hóa cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Hội đồng, gửi tóm tắt yêu cầu cần thẩm định và giấy mời họp đến các thành viên Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ít nhất 02 (hai) ngày trước ngày diễn ra phiên họp.
  3. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành họp để thẩm định theo quy trình sau đây:
    a) Chủ tịch Hội đồng trình bày tóm tắt nội dung yêu cầu cần thẩm định;
    b) Các ủy viên của Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá; Hội đồng thảo luận để thống nhất ý kiến nhận xét, đánh giá;
    c) Thành viên Hội đồng biểu quyết; Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo quyết định theo đa số về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật về quảng cáo;
    d) Ủy viên thư ký lập biên bản phiên họp;
    đ) Hội đồng thông qua biên bản phiên họp, Chủ tịch và Ủy viên thư ký Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ký vào biên bản đã được thông qua.
  4. Căn cứ vào kết quả thẩm định, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở có văn bản gửi tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ sản phẩm quảng cáo phù hợp hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
  5. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo, Cục Văn hóa cơ sở phải gửi văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo (Mẫu số 2) cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu thẩm định.
    Như vậy, quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo trải qua các bước sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo;

Bước 2: Cục Văn hóa cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo;

Bước 3: Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành họp để thẩm định theo quy trình sau đây:

  • Chủ tịch Hội đồng trình bày tóm tắt nội dung yêu cầu cần thẩm định;
  • Các ủy viên của Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá; Hội đồng thảo luận để thống nhất ý kiến nhận xét, đánh giá;
  • Thành viên Hội đồng biểu quyết; Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo quyết định theo đa số về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật về quảng cáo;
  • Ủy viên thư ký lập biên bản phiên họp;
  • Hội đồng thông qua biên bản phiên họp.

Bước 4: Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở có văn bản gửi tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ sản phẩm quảng cáo phù hợp hoặc không phù hợp

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Ai có quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có thể đăng ký biển hiệu quảng cáo bằng tiếng nước Pháp được hay không?

Theo Điều 18 Luật Quảng cáo 2012 quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo như sau:
“Điều 18. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.”

Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo:
“Điều 35. Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài;
b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo?

Tại Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định rõ những chủ thể sau tham gia vào hoạt động quảng cáo:
Người quảng cáo: là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
Người phát hành quảng cáo: là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.
Người tiếp nhận quảng cáo: là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo.
Tuy nhiên, nếu như người quảng cáo tự mình trực tiếp quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuả mình hoặc bản thân họ mà không thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thì sẽ không có sự tham gia của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào hoạt động quảng cáo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm