Ở Việt Nam, lịch sử lập pháp đã chứng minh rằng án lệ đã thực sự tồn tại và có một vị trí nhất định trong các triều đại Lê, Nguyễn. Nhưng hiện tại, trong hệ thống pháp luật, án lệ không được công nhận là nguồn luật chính hay là văn bản pháp luật. Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế, án lệ vẫn đang ngự trị và chiếm một vị trí khá quan trọng đặc biệt trong hoạt động xét xử của tòa án. Và tuy số lượng án lệ hiện nay không nhiều nhưng có thể thấy được sự phát triển nhanh chóng trong việc áp dụng án lệ tại Việt Nam. Để đi sâu làm rõ vấn đề “Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, Luật sư X xin gửi đến quý độc giả bài viết dưới đây:
Án lệ là gì?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Các loại án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Án lệ giải thích
Cụ thể án lệ giải thích được hiểu là những lập luận được đề cập đến trong bản án nhằm mục đích giải thích rõ nọi dung của một quy định pháp luật nào đó chưa được rõ ràng hoặc trên thực tế tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau.
Án lệ quy phạm
Án lệ quy phạm được hiểu là những lập luận được đưa ra trong nội dung bản án nhằm đưa ra quy định bổ sung cho điều luật, giúp cho điều luật trở nên dể hiểu hơn và cũng sẽ trở thành một trong những quy định sẽ được áp dụng trong các vụ việc có tính chất tương tự trong tương lai.
Điều kiện để một bản án trở thành án lệ
Theo tinh thần quy định tại điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP:
Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Án lệ có vai trò gì trong pháp luật Việt Nam?
Án lệ chính là tập hợp của các quyết định, bản án đã được tuyên bố bởi Tòa án nhân dân và sẽ có giá trị sử dụng như nguồn luật, được xác định là nền tảng, khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc xảy ra trong tương lai.
Án lệ đã đề cập đến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế, chứ không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, nên đã góp phần giải thích, bổ sung những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật dễ dàng, thuận lợi và thống nhất.
Ở Việt Nam hiện nay trong thực tiễn giải quyết các vụ án, các Thẩm phán cũng thường áp dụng các án lệ đã được công nhận vào quá trình giải quyết. Tuy nhiên không thể áp dụng hoàn toàn theo nội dung của án lệ vào các vụ việc đó, mà các thẩm phán vẫn phải luôn căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì ở Việt Nam, án lệ chỉ được xác định là nguồn bổ trợ chứ không coi án lệ là một hình thức pháp luật.
Trình tự để công nhận án lệ hiện nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Việc lựa chọn một bản án hay quyết định của Tòa án để triển khai thành án lệ cũng đều phải trải qua các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Đề xuất bản án hoặc quyết định để được công nhận thành án lệ
Cá nhân, tổ chức gửi đề xuất bản án, quyết định đã phát sinh hiệu lực pháp luật, trong đó những lập luận, phán quyết phải đáp ứng được những tiêu chí cơ bản sau đó trình lên Tòa án nhân dân tối cao để xem xét và đánh giá tính khả thi để phát triển thành án lệ.
Đồng thời hệ thống các Tòa án tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra toàn bộ những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trong đó chứa đựng những lập luận, phán quyết phù hợp với tiêu chí đề ra để gửi lên Tòa án nhân dân tối cao xem xét.
Bước 2: Lấy ý kiến đối với những bản án, quyết được được đề xuất
Bản án, quyết định được lựa chọn để phát triển thành án lệ thì sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để tham khảo ý kiến của chuyên gia trong 30 ngày.
Bước 3: Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ
Hội đồng sẽ có ít nhất là 9 thành viên. Trường hợp tư vấn án lệ trong lĩnh vực hình sự thì cần phải bổ sung thêm đại diện của Cơ quan điều tra.
Bước 4: Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ
Quá trình lấy ý kiến này sẽ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định phương thức lấy ý kiến của các thành viên trong Hội đồng và gửi báo cáo kết quả tư vấn lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bước 5: Phê duyệt và công bố án lệ
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận và thông qua biểu quyết một lần nữa.
Sau đó căn cứ vào kết quả biểu quyết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiến hành công bố án lệ.
Cơ chế áp dụng án lệ trong xét xử là gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về công bố và áp dụng án lệ:
1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, đổi tên cha trong giấy khai sinh, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Có thể bạn quan tâm
- Quy định công chứng văn bản thỏa thuận tài sản
- Phạm tội mà có tiết tăng nặng thì có được hưởng án treo không?
- Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn lẻ mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Án lệ được công bố phải bao gồm những nội dung sau:
Tên của vụ việc được Toà án giải quyết;
Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ;
Từ khoá về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ;
Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Toà án có liên quan đến án lệ;
Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ.
Kể từ ngày 1/2/2022, Tòa án nhân dân tối cao công bố thêm 09 án lệ mới, nâng tổng số án lệ được công bố tại Việt Nam lên 52 án lệ.
Bước 1: Kiến nghị bãi bỏ án lệ
Bước 2: Tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ
Bước 3: Thông qua việc bãi bỏ án lệ
Bước 4: Thông báo bãi bỏ án lệ