An toàn cháy nổ trong khách sạn quy định thế nào?

bởi Thanh Thủy
An toàn cháy nổ trong khách sạn

Đảm bảo an toàn cháy nổ là một trong những điều kiện tiên quyết khi muốn xây dựng hoặc đưa vào sử các công trình, nhà ở, điều này đã được ghi nhận tại các văn bản pháp luật có liên quan. Đặc biệt là tại các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn là những nơi thường tập trung đông người nên khi không may xảy ra sự cố cháy nổ sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Vậy vấn đề “An toàn cháy nổ trong khách sạn” được ghi nhận cụ thể như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của LSX nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi đang dự định mở một khách sạn tại Nha Trang, theo tôi tìm hiểu thì ngoài các tiêu chí về chất lượng công trình thì cogn càn phải đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên tôi lại chưa nắm rõ lắm các quy định của pháp luật về An toàn cháy nổ trong khách sạn. Mong luật sư cung cấp cho tôi các thông tin liên quan về vấn đề này, Tôi xin cảm ơn.

Những nguy cơ có thể gây cháy nổ

Cơ sở lưu trú là nơi thường có đông người tập trung, khi xảy ra cháy nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trên địa bàn. Các cơ sở lưu trú xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu không cháy và khó cháy, hạn chế được một phần nguy cơ cháy lan. Tuy nhiên, công trình cơ sở lưu trú bố trí sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau (văn phòng làm việc hành chính, phòng nghỉ của khách, phòng họp, phòng hội thảo…), các vật liệu trang trí, đồ dùng sử dụng chủ yếu là các chất dễ cháy.

Mặt khác, trong nhà sử dụng các hệ thống như: Hệ thống thông gió, hệ thống đường ống dây dẫn điện; đường ống dẫn nước…cho nên khi xuất hiện sự cố cháy nổ, ngọn lửa sẽ nhanh chóng lan truyền theo các hệ thống này ra toàn bộ các vị trí trong cơ sở lưu trú. Nguy cơ gây cháy từ hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, các thiết bị điện,… là rất cao; nguồn nhiệt gây cháy cũng có thể xuất hiện do khách lưu trú sơ xuất bất cẩn khi sử dụng lửa trần, hút thuốc hoặc sử dụng những chất, vật dụng có thể sinh lửa, sinh nhiệt…

Hiện nay, các khách sạn thường xây dựng tầng hầm dùng làm nơi để xe, trạm phát điện, bồn dầu, các bộ phận kỹ thuật… đây là những nơi nguy cơ cháy nổ rất cao; nếu cháy xảy ra tại khu vực này có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và rất khó khăn cho công tác triển khai chữa cháy, cứu hộ – cứu nạn. Cơ sở lưu trú thường được thiết kế hành lang giữa để thuận tiện cho việc bố trí phòng ngủ và đi lại. Nhưng trong điều kiện cháy, điện bị cúp, kiểu hành lang này thường bị tối và tụ khói gây khó khăn cho việc thoát nạn, cũng như tổ chức cứu người và chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

* Một số nguyên nhân gây cháy:

– Đối với hệ thống điện:

Cháy thường xảy đối với hệ thống điện tại các cơ sở lưu trú tồn tại dưới các nguy cơ trực tiếp sau:

* Do chập mạch điện, quá tải: là trường hợp các dây pha chập vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạnh ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn.
+ Khi hệ thống điện có hiện tượng chập mạch điện gây cháy lớp cách điện rồi cháy lan sang các vật xung quanh.
+ Khi hệ thống điện bị quá tải sẽ làm cho các điểm, mối nối, dây dẫn có tiết diện nhỏ có thể bị chảy, đứt rơi xuống đất gây ra hiện tượng chập mạch điện gây cháy.

* Do đấu nối dây dẫn không đúng kỹ thuật: Là trường hợp khi thi công, việc đấu nối các dây dẫn với nhau dùng để phân chia các pha, chia lộ sử dụng hoặc quá trình sử dụng đấu nối thêm dây dẫn tăng phụ tải sử dụng không đúng theo tiêu chuẩn, các điểm đấu nối không chặt làm phát sinh nhiệt mạnh tại các điểm đấu nối..

* Do sự truyền nhiệt của các thiết bị điện: Là trường hợp các thiết bị tiêu thụ điện trong quá trình sử dụng có phát sinh nhiệt được tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với các chất cháy có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn nhiệt độ tỏa ra từ các thiết bị tiêu thụ điện gây cháy.

Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật phòng cháy chữa cháy

– Ngay trong quá trình đầu t­ư, xây dựng phải căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) để trang bị, lắp đặt các thiết bị PCCC cho công trình đúng theo quy định, đồng thời phải dự trù kinh phí bảo d­ỡng vận hành cho các hệ thống này. Trong quá trình hoạt động phải thư­ờng xuyên vận hành, bảo d­ỡng các hệ thống PCCC đã trang bị theo quy định của TCVN 3890:2009, đặc biệt quan tâm đến hệ thống báo cháy, chữa cháy, hệ thống thông gió, chống tụ khói.
– Bố trí mặt bằng tổng thể: cần đảm bảo yêu cầu về khoảng cách PCCC với các công trình xung quanh và giao thông phục vụ chữa cháy theo thiết kế đã đ­ược thẩm duyệt. Trong quá trình hoạt động phải đảm bảo chiều rộng đ­ờng giao thông phục vụ chữa cháy để xe thang xe cần nâng có thể tiếp cận đ­ược các gian phòng trên các tầng cao (l­ưu ý về việc bố trí bố các điểm trông giữ xe, các hạng mục công trình hạ tầng xây dựng bổ sung, đ­ường dây điện…. ảnh h­ưởng đến các vị trí tiếp cận của xe thang, xe chữa cháy).
– Không để các vật dụng che chắn lối thoát nạn trên hành lang, cầu thang của tòa nhà, không chèn, khóa của buồng thang, cửa ra thoát nạn.
– Thư­ờng xuyên bảo d­ưỡng, bảo trì và kiểm định các hệ thống kỹ thuật có nguy cơ nguy hiểm cháy nổ cao như­ hệ thống gas trung tâm, đo kiểm tra hệ thống tiếp địa, chống sét.
– Đối với cơ sở đã đ­ược xây dựng và đ­ược cơ quan cảnh sát PCCC nghiệm thu về PCCC từ nhiều năm tr­ước nh­ưng tại thời điểm hiện tại, căn cứ vào các tiêu chuẩn về PCCC mới ban hành không đảm an toàn PCCC theo quy định như­ không có buồng thang thoát nạn kín, có tăng áp, ch­a chèn hố kỹ thuật thông tầng, ống đổ rác là vật liệu cháy đ­ược… thì phải lập kế hoạch tiến hành tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, bổ sung hệ thống PCCC cho phù hợp.
– Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất gây cháy như­ trong quá trình tồn trữ gas (ở trạm gas trung tâm) hoặc dầu cho máy phát thì chỉ tồn trữ theo trữ l­ượng đ­ược quy định, đảm bảo khoảng cách với các nguồn gây cháy
– Chú trọng đầu t­­ư trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy cố định
– Trang bị đủ các loại bình chữa cháy cầm tay hoặc ph­­ơng tiện chữa cháy khác phù hợp tại mỗi bộ phận sản xuất, kinh doanh, phòng làm việc..
– Trang bị đủ phư­­ơng tiện bảo vệ cá nhân do lực l­ượng phòng cháy cơ sở đặc biệt là mặt nạ phòng độc, quấn áo, mũ, ủng chữa cháy.
– Đầu t­­ư kinh phí cho công tác bảo dưỡng, duy trì các hệ thống, phương tiện PCCC được trang bị.
– Đầu tư­­ cho việc duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở: Địa điểm sinh hoạt, thường trực, kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kinh phí cho công tác tuyên truyền, tập luyện, lập và thực tập phương án chữa cháy, công tác chữa cháy….
– Đầu t­ư cho hoạt động khác về PCCC: Kinh phí cho hoạt động xây dựng và phát động phong trào quần chúng phòng cháy chữa cháy, hoạt động h­­ưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy”…

An toàn cháy nổ trong khách sạn
An toàn cháy nổ trong khách sạn

An toàn cháy nổ trong khách sạn

Quy định chung đối với phòng cháy chữa cháy trong khách sạn:

– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an bên trong khách sạn hoặc cơ sở lưu trú.

– Có đội ngũ nhân viên được phân công chuyên trách phòng cháy chữa cháy tại cơ sở lưu trú – khách sạn, được huấn luyện nghiệp vụ và sẵn sàng ứng phó với các tình huống cháy nổ có thể xảy.

– Có phương án chữa cháy và thoát hiểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,… bên trong cơ sở khách sạn phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế khách sạn (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án lưu trú, nghỉ dưỡng.

Biện pháp phòng cháy chữa cháy trong khách sạn

 Các cơ sở, chủ kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ cần phải thực hiện triệt để một số vấn đề để đảm bảo biện pháp phòng cháy chữa cháy trong khách sạn:

– Trước khi thi công, các công trình cải tạo hoặc xây dựng mới, khách sạn phải trình thẩm duyệt thiết kế về PCCC để thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn PCCC  như: lắp đặt hệ thống PCCC, hệ thống điện để chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn lối đi thoát nạn, hệ thống điện phục vụ thiết bị PCCC.

– Lựa chọn các vật liệu không cháy, nếu sử dụng vật liệu dễ cháy để xây dựng thì nên tăng mức độ chịu lửa cho vật liệu như: sử dụng hóa chất chống cháy, sơn chống cháy, ….

– Đối với khách sạn, hệ thống thoát nạn phải bố trí theo đúng quy định nhất là đối với khách sạn, nhà nghỉ cao tầng, nhà có tầng hầm, …

– Thường xuyên tổ chức để kiểm tra an toàn PCCC nhằm phát hiện và khắc phục những thiếu sót, xử lý trường hợp vi phạm quy định về nội quy PCCC.

– Luôn có đội ngũ nhân sự là những người có trách nhiệm, nhiệt tình tham gia vào công tác tổ chức trực chữa cháy trong ngày, vào các dịp lễ tết. Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy về an toàn PCCC. Lực lượng này phải được huấn luyện nghiệp vụ để có đủ năng lực thực hiện PCCC. Đầu tư các trang thiết bị, phương tiện an toàn chữa cháy, cứu hộ và thoát nạn trong trường hợp xảy ra sự cố. Chú ý nguồn nước phục vụ cho công tác chữa cháy trong khách sạn.

– Xây dựng các tình huống giả định và phương án chữa cháy khác nhau, tổ chức thực tập để bố trí lực lượng phương tiện, các chiến thuật thích hợp để nếu xảy ra cháy sẽ có cách dập tắt kịp thời.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề An toàn cháy nổ trong khách sạn đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đăng ký làm lại giấy khai sinh online. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi gặp sự cố cháy nổ tại khách sạn nên làm gì?

Trong trường hợp cháy xảy ra, hãy thực hiện nhanh chóng các công việc dưới đây:
– Báo động cháy bằng cách tri hô, kẻng, tự động.
– Nhanh chóng cắt điện khu vực cháy.
– Ngay lập tức tổ chức cứu nạn, giải thoát người và vận chuyển tài sản ra khỏi nơi cháy.
– Sử dụng phương tiện cùng lực lượng chữa cháy tại chỗ để dập đám cháy.
– Gọi điện thông báo cho trung tâm chữa cháy của thành phố hoặc đội chữa cháy chuyên nghiệp.
– Ngăn chặn các phần tử xấu lợi dụng để vơ vét tài sản, giữ trật tự khu vực chữa cháy.
– Hướng dẫn nơi nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
– Kết hợp với lực lượng chữa cháy để dập đám cháy.
– Sau khi đã dập được đám cháy, hãy triển khai đội ngũ bảo vệ hiện trường.
– Cách tốt nhất phòng ngừa cháy nổ là trang bị đầy đủ các trang thiết bị PCCC tại khách sạn cũng như nắm rõ được các biện pháp phòng cháy chữa cháy tại khách sạn.
Trang bị đầy đủ thiết bị PCCC trong khách sạn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp các thiết bị PCCC khiến khách hàng băn khoăn không biết nên mua ở đâu đảm bảo chất lượng. Vậy xin mời bạn hãy liên hệ ngay đến bình chữa cháy PCCC Hoàng Gia – địa chỉ chuyên cung cấp trang thiết bị PCCC tại khách sạn, nhà nghỉ với uy tín được đặt lên hàng đầu.

Các biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?


– Dựa trên 4 phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp làm lạnh: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để hạ thấp nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất cháy.
Những chất có khả năng thu nhiệt của đám cháy như: nước, CO2…
+ Phương pháp cách ly: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng ngăn cách được ô xy tham gia vào phản ứng cháy; tạo khaongr cách giữa vùng bị cháy với những chất cháy xung quang chưa bị cháy.
Những chất có khả năng cách ly: bột chữa cháy, bọt chữa cháy, đất, cát…
+ Phương pháp làm loãng: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng làm loãng hỗn hợp hơi chất cháy.
Những chất có khả năng làm loãng: nước, hơi nước…
+ Phương pháp ức chế phản ứng hóa học: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng gây ức chế, làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu đám cháy.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm