Bản án về tội gây rối trật tự công cộng

bởi Thanh Thủy
Bản án về tội gây rối trật tự công cộng

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng; xâm phạm tình trạng ổn định trong sinh hoạt chung của xã hội. Là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ; hoặc xâm hại đến quyền sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng. Hiện nay hành vi gây rối trật tự công cộng ngày càng có xu hướng gia tăng; cả về số lượng lẫn sự nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về tội gây rối trật tự công cộng trên thực tế; mời bạn tham khảo bài viết ” Bản án về tội gây rối trật tự công cộng” của Luật sư X.

Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư có thể cho tôi biết rõ hơn về việc xử phạt về tội gây rối trật tự công cộng; qua một bản án cụ thể được không ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Tội gây rối trật tự công cộng

Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an ninh; trật tự và an toàn xã hội ở nơi công cộng. Dưới góc độ thực tiễn, thì hành vi này thường là khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác; kế tiếp như: Giết người, cố ý gây thương tích v.v… hoặc cũng có những hành vi phạm tội khác; mà dẫn đến gây rối công cộng như tổ chức đua xe, đánh bạc; vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ v.v… Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại về vật chất; hoặc phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng được thể hiện như thế nào?

“Gây rối trật tự công cộng” là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự; an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng; và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

Bản án về tội gây rối trật tự công cộng

Về mặt chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của tội phạm gây rối trật tự công cộng bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là chủ thể bình thường của pháp luật hình sự. Tất cả mọi người đều có thể là chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng; nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015, đối với tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Đối với các hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng hậu quả được xác định là không đáng kể; chưa gây ra mức độ hậu quả nghiêm trọng; nhưng trước đó người vi phạm pháp luật về hành vi này có xác nhận; bằng quyết định xử phạt trong lĩnh vực hành chính; hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mặt khách thể của tội phạm của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với khách thể của tội gây rối trật tự công cộng; là tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội; cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi; nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại; đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc; thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; trong quá trình ổn định đời sống của người dân.

Về mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với mặt khách quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng; thể hiện ở hai phương diện về hành vi khách quan và hậu quả gây ra của hành vi này. Trước hết về hành vi khách quan của tội gây rối trật tự công cộng; được thể hiện ở nhiều cách thức khách nhau; như người có hành vi phạm tội này tiến hành tổ chức tụ tập nhiều người làm náo động; gây ồn ào, mất trật tự ở nơi nhiều người sinh hoạt và qua lại; có hành vi đánh nhau làm mất trật tự ở nơi công cộng; hay cố ý phá hoại tài sản của Nhà nước; cơ quan, tổ chức , cá nhân ở những nơi có đông người.

Về hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng; gây ra những hậu quả nhất định với sự ổn định, anh ninh trật tự của xã hội; về sức khỏe, tài sản, tinh thần của cộng đồng. Về mặt hậu quả của tội phạm này là điều bắt buộc với những đối tượng vi phạm lần đầu; để truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu đối tượng này đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hay đã từng bị xử phạt hành chính thì không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có.

Về mặt chủ quan của tội phạm gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

Đối với mặt chủ quan của tội phạm này; thì chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi;  biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an ninh xã hội; lối sống lành mạnh ổn định của xã hội, quy tắc sinh hoạt, đi lại, vui chơi của người khác; nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Bản án về tội gây rối trật tự công cộng

Hiện nay, tình hình vi phạm gây rối trật tự công cộng ngày càng nhiều. Hành vi này đã và đang gây ra nhiều hậu quả khó lường; làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự an ninh xã hội của đất nước.

Mời bạn xem bản án số 82/2021/HSST Ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Tòa án Nhân dân quận Đống Đa về tội gây rối trật tự công cộng tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Tội gây rối trật tự công cộng bị phạt như thế nào?

Việc xử phạt tội gây rối trật tự công cộng; được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:

– Khung 1 (khoản 1): Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đối với người nào gây rối trật tự công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

– Khung hai (khoản 2): Đây là khung hình phạt áp dụng cho các trường hợp vi phạm; có các tình tiết tăng nặng kèm theo; gây ra hậu quả cho xã hội với mức độ nghiêm trọng hơn.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm…. đây là những tình tiết tăng nặng; để bị truy cứu ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Bản án về tội gây rối trật tự công cộng” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Xin giải thể công ty; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tội gây rối trật tự công cộng có bị xử phạt hành chính không?

Hành vi vi phạm trật tự công cộng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Tội gây rối trật tự công cộng có bị tù chung thân không ?

Các đối tượng có hành vi gây rối làm mất trật tự an ninh công cộng, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của người dân với tính chất có tổ chức, tụ tập đông người để cùng quấy rối hay đối tượng vi phạm có sử dụng những vũ khí có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng của người khác thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Tội gây rối trật tự công cộng gây ra hậu quả như thế nào?

Tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội; cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi; nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại; đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện; những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân. Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất; và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm