Bán cây cảnh ở vỉa hè có vi phạm pháp luật không?

bởi DuongAnhTho
Bán cây cảnh ở vỉa hè có vi phạm pháp luật không?

Hiện nay, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là tình trạng chung trên cả nước không chỉ riêng địa bàn bất kì tỉnh nào. Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở, ùn tắc giao thông và nảy sinh nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường bộ. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết: “Bán cây cảnh ở vỉa hè có vi phạm pháp luật không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Vỉa hè là gì?

Vỉa hè là làn phần dọc theo hai bên đường; là khoảng trống ngăn cách các hộ dân liền kề mặt được. Vỉa hè thường cao hơn mặt đường; và sẽ được lát gạch chuyên dụng, đây là phần đường dành cho người đi bộ; ở một số nơi sẽ được dùng để đỗ xe máy, ô tô tạm thời.

Quy định chiều rộng vỉa hè theo Pháp luật Việt Nam  

Quy định chiều rộng vỉa hè theo Pháp luật Việt Nam  

Như chúng ta đã biết, quy định chiều rộng vỉa hè là do pháp luật Việt Nam đặt ra. Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT quy định việc ban hành; “hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật cho đường giao thông nông thôn nhằm phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.

Theo đó, chiều rộng vỉa hè tối thiểu được quy định dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường có các cấp độ khác nhau. Đường xa ở Việt Nam được phân theo 4 cấp A, B, C; tuy nhiên chỉ có đường cấp A và cấp B mới có nội dung quy định chiều rộng vỉa hè. 

Các yêu cầu về kinh doanh trên vỉa hè

Theo quy định, chỉ có một số tuyến phố, công trình cụ thể mới được phép kinh doanh trên vỉa hè. UBND tỉnh là đơn vị ra quyết định danh mục công trình; tuyến phố được phép hoạt động kinh doanh sử dụng hè phố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu như sau:

  • Thực hiện kinh doanh và phần chiều rộng vỉa hè dành cho người đi bộ vẫn còn lại tối thiểu 1,5m.
  • Đảm bảo việc kinh doanh và an toàn giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị; đảm bảo vệ sinh môi trường. Hơn thế nữa, việc kinh doanh không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân hay chủ công trình trên tuyến phố.
  • Không cho phép các cá nhân, tổ chức kinh doanh buôn bán ở trước các tòa nhà giáo dục; văn hóa, thể thao, y tế, văn phòng, tôn giáo.

Bán cây cảnh ở vỉa hè có vi phạm pháp luật không?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

 Như vậy về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt; trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

     Tại khoản 1 Điều 36 Luật giao thông đường bộ quy định; “lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông”. Điều 8 Luật này cũng quy định: “nghiêm cấm hành vi đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.”

 Như vậy, từ các quy định trên ta thấy; vỉa hè là để phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và không được đặt; để chướng ngại vật, sử dụng trái phép.

     Việc đặt chậu hoa, cây cảnh trên vỉa hè (hè phố) có thể bị coi là; “hoạt động khác gây cản trở giao thông” và bị xử phạt theo quy định này.

Như vậy, khi một người sử dụng, khai thác lòng đường; vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường.

Mức xử phạt hành vi bán cây cảnh ở vỉa hè

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định; về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; thì với hành vi bán hàng trên vỉa hè có các mức xử phạt như sau:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị; trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

….

Theo quy định trên hành vi bán hàng ở nơi không vó biển cấm bán hàng; nhưng lại bán ở vỉa hè (phần đường dành cho người đi bộ) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức từ 2.000.000 đến 3.000.000 theo quy định tại điểm b khoản 5 Nghị Định 100/NĐ-CP.

Tùy vào các hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online

Thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi bán cây cảnh ở vỉa hè

Về thẩm quyền xử phạt hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã được quy định; tại Khoản 1, Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

“1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này; nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền; được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Như vậy trường hợp này với mức phạt là 2.000.000 đồng; thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề; “Bán cây cảnh ở vỉa hè có vi phạm pháp luật không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

1. Để chậu cảnh lấn chiếm lòng đường bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, thì bị xử phạt Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

2.Người dân có được tự ý trồng cây trên đất công cộng?

Theo quản lý cây xanh đô thị quy định “Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông và các khu vực sở hữu công cộng không đúng quy định” là một trong các hành vi bị cấm. Do đó, việc người dân tự ý trồng cây xanh ngoài ranh đất của mình, trên vỉa hè hoặc đất công là hành vi trái quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm