Sau một quá trình làm việc; người quản lý hay người đứng đầu một cơ quan hay đơn vị nào đó muốn xem xem nhân viên, cấp dưới của mình; thời gian qua đã có những đóng góp gì cho công ty. Có những ưu điểm gì cần pháp huy và có những nhược điểm nào cần khắc phục. Xem thế mạnh và điểm yếu của từng người để sắp xếp cho phù hợp với công việc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này Luật sư X mời bạn xem bài viết Bản đánh giá quá trình làm việc
Bản đánh giá quá trình làm việc
Bản đánh giá quá trình làm việc là một loại biểu mẫu. Biểu mẫu này dùng để những người đi làm sử dụng để nhận xét về ưu điểm; cũng như nhược điểm của bản thân; sau đó nộp lên cho lãnh đạo nơi mình công tác, làm việc.
Mục đích của việc này để mỗi cá nhân có thể tự nhìn nhận lại năng lực của bản thân một cách cụ thể và khách quan. Và để xem xét quá trình làm việc vừa rồi đã làm được những gì, chưa làm được gì? Những thế mạnh nào cần phát huy? Điểm yếu nào cần khắc phục?
Bản đánh giá nhận xét quá trình công tác
Phần mở đầu: Thông tin chung
- Quốc hiệu tiêu ngữ
- Tên của mẫu đánh giá nhận xét: MẪU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Phần hai: Nội dung chính nhận xét đánh giá
Ở phần đầu tiên là thông tin bản thân cần nêu những thông tin như sau:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Nơi ở hiện tại
- Chức vụ, chức danh hiện giữ
- Thời gian công tác tại đơn vị
- Đơn vị đang công tác
Tiếp theo là tự đánh giá quá trình công tác: Nhận xét ưu, khuyết điểm cần lưu ý 4 yếu tố sau:
- Về chính trị, tư tưởng
- Về Đạo đức, lối sống
- Về công tác chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ được giao
- Kết quả làm việc trong từng quá trình
- Điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình công tác và phương hướng rèn luyện
Tổng kết
Nêu ra kết luận chung trong mẫu nhận xét, đánh giá dựa trên các tiêu chí như sau:
– Đảm bảo được tiêu chuẩn nhà nước về kỷ luật cán bộ: Đã Thực hiện được đầy đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất; trình độ năng lực; và mức độ uy tín tín nhiệm của mình trong tổ chức cơ quan đó.
– Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: Mức độ công việc được hoàn thành, hoàn thành xuất sắc hay hoàn thành một phần, hay hoàn thành nhưng vẫn có lỗi,…
– Triển vọng và khả năng cơ hội phá triển: Tự nhận thấy bản thân có tiềm năng phát triển, triển vọng tốt hay không; trong suốt quá trình làm việc, đảm nhiệm vị trí trách nhiệm đó, đã từng bị khiển trách nhắc nhở gì hay không.
Ý kiến đánh giá nhận xét của lãnh đạo
Và cuối cùng của mẫu nhận xét đánh giá này, ở góc bên tay phải là nơi để lấy xác nhận đóng dấu của thủ trưởng/ người đứng đầu đơn vị
Bản đánh giá quá trình làm việc nhóm
Bản đánh giá quá trình làm việc nhóm; giúp cho người quản lý nhìn nhận khái quát tình hình hoạt động của nhóm đó ra sao?Quá trình làm việc của nhóm có phát sinh vấn đề gì không? Các thành viên trong nhóm có tương tác với nhau hay không? Phân chia công việc ra sao?,….
Người quản lý/ người phụ trách sẽ dựa bản đánh giá kết quả công việc nhóm này để cải thiện hiệu suất, kết quả công việc; cũng như quy trình làm việc của nhóm.
Bản đánh giá quá trình làm việc của nhóm cần đạt được những yếu tố như:
- Phản ánh được năng lực làm việc của cá nhân, của nhóm đang ở mức nào
- Phản ánh được tính hiệu quả của quy trình làm việc của nhóm. Từ đó để tìm phương cách làm việc tối ưu nhất
Có thể lập bản đánh giá như sau:
Phần mở đầu
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là Bản đánh giá quá trình làm việc nhóm
Phần nội dung chính của Bản đánh giá quá trình làm việc nhóm
+ Thông tin nhóm.
+ Thông tin về địa điểm làm việc.
+ Thông tin về thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc nhóm.
+ Họ tên thành viên nhóm
+ Đánh giá khái quát về công việc, ưu nhược điểm từng thành viên trong nhóm.
+ Kết quả đạt được của nhóm
Phần cuối Bản đánh giá quá trình làm việc nhóm
+ Thời gian và địa điểm kết thúc quá trình làm việc nhóm
+ Ký và ghi rõ họ tên người đánh giá.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất 2020 theo quy định
- Làm 9 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp theo quy định 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về Bản đánh giá quá trình làm việc. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu về đăng ký bảo vệ thương hiệu Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đánh giá nhân viên là việc làm của nhà quản trị hay phòng nhân sự nhằm giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều mặt: Hiệu quả công việc, thái độ làm việc, quan hệ nhân viên, các kỹ năng công việc khác,… Qua đó biết được một cách chính xác năng lực của nhân viên, từ đó đề ra định hướng phát triển hoặc khen thưởng và xử phạt phù hợp
– Khi Kết thúc thời gian thử việc: đánh giá để quyết định có nhận nhân viên đó vào làm việc chính thức không?
– Định kỳ hàng tháng, quý, bán niên, năm: làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật…
– Đến hạn xét tăng lương: để đưa ra quyết định tăng lương cho những nhân viên có năng lực làm việc tốt.
– Khi hết hạn hợp đồng làm việc: đưa ra quyết định có tái ký hợp đồng không.