Khởi kiện đòi nợ khi chỉ có ghi âm

bởi Luật Sư X
Khởi kiện đòi nợ khi chỉ có ghi âm

Nhiều giao dịch do là thân quen nên không muốn giao kèo bằng văn bản, thay vào đó người vay có thể lén ghi lại hình ảnh hoặc ghi âm hội thoại để làm bằng chứng khi “nhỡ đâu”. Vậy căn cứ này có được tòa chấp thuận khi có tranh chấp?Căn cứ:

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nội dung tư vấnTheo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì chứng cứ, bằng chứng gồm:

Điều 94. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.Như vậy, file ghi âm, ghi hình, ghi cuộc gọi có thể coi là chứng cứ để chứng minh giao dịch đồng thời là căn cứ để giải quyết tranh chấp (Khoản 1 Điều 94)Tuy nhiên, để chứng cứ được công nhận cần quá trình điều tra, trích xuất, xác thực dựa trên nghiệp vụ của cơ quan điều tra. Cơ quan đó sẽ xác định âm thanh, hình ảnh có đúng với chủ thể đang bị khởi kiện hay không để đề xuất trước tòa.Trong giao dịch, dù tin tưởng thì cũng nên có văn bản, cao hơn là có người làm chứng và công chứng. Khi xảy ra tranh chấp sẽ đỡ mất thời gian, công sức, tiền bạc hơn rất nhiều.Bạn có thể xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

  1. LSX là Thương hiệu cung cấp các dịch vụ liên quan đến ly hôn, hôn nhân và gia đình
  2. Để nhận được sự tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của LSX.
  3. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp chỉ có tính chất tham khảo.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm