Bằng trung bình có được thi công chức không?

bởi TranQuynhTrang
Bằng trung bình có được thi công chức không?

Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc sau, mong được Luật sư giải đáp. Cháu tôi mới tốt nghiệp đại học ra trường, cháu được bằng loại trung bình. Luật sư cho tôi hỏi bằng trung bình có được thi công chức không? Điều kiện thi tuyển công chứng hiện nay như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật cán bộ công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019

Nghị định 161/2018/NĐ-CP

Đáp ứng điều kiện nào để được dự thi công chức?

Theo quy định tại Điều 35 Luật Cán bộ, công chức việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

Do đó, Luật này quy định, người có đủ các điều kiện dưới đây mới được đăng ký dự tuyển công chức:

 Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, các điều kiện khác phải không được trái quy định của pháp luật và không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ,  trường công lập, trường ngoài công lập.

Đặc biệt, những yêu cầu này phải dựa trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, kỹ năng… của ngạch công chức dự tuyển và phải báo cáo với cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng (Điều 1 Thông tư 13/2010 của Bộ Nội vụ).

Đồng thời, để được thi tuyển công chức, người dự tuyển phải không thuộc các trường hợp sau:

– Không cư trú tại Việt Nam;

– Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính…

Bằng trung bình có được thi công chức không?

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 4. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng.”

Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Bằng trung bình có được thi công chức không?
Bằng trung bình có được thi công chức không?

Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về xếp loại bằng cấp đại học nào thì sẽ được thi công chức xã. Do đó, sẽ dựa vào quyết định của UBND cấp tỉnh tùy điều kiện thực tế của địa phương mà cháu bạn dự thi.

Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức là gì?

Theo quy định tại Điều 4 chương II Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung năm 2019.

 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân

– Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

– Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân.

– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu

Ngoài việc thực hiện các nghia vụ trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

– Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

– Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

– Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bằng trung bình có được thi công chức không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục xin mã số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Vị trí công tác của công chức là ở đâu?

Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.
Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Các hình thức kỷ luật công chức?

Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Nguồn chi trả lương cho công chức như thế nào?

Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm