Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học là mẫu báo cáo dùng để đánh giá, tổng kết quy chế dân chủ thực hiện trong suốt 1 năm và từ đó đưa ra phương án, nhiệm vụ, giải pháp trong năm mới. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có thể biết cách viết một bản báo cáo sao cho phù hợp nhất.
Nội dung tư vấn
Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trong trường học
Hiện nay, việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học đóng một vai trò rất quan quan trọng trong công tác giáo dục hiện nay. Mục đích chính là nhằm phát huy quyền làm chủ của các bậc nhà giáo, các cán bộ quản lí, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng. Bên cạnh đó là tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục; phòng chóng những hành vi tiêu cực, tham nhũng và lãng phí.
Báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ trong trường học
Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học là mẫu báo cáo dùng để đánh giá, tổng kết quy chế dân chủ thực hiện trong suốt 1 năm và từ đó đưa ra phương án, nhiệm vụ, giải pháp trong năm mới. Nội dung trong mẫu báo cáo cần đảm bảo nêu rõ tình hình triển khai thực hiện quy chế dân chủ, đánh giá kết quả thực hiện quy chế dân chủ về công tác sinh hoạt, công khai kế hoạch, đánh giá xếp loại.
Yêu cầu trong việc thực hiện công tác dân chủ:
Việc thực hiện dân chủ trong trường học phải gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành các nguyên tắc tập trung dân chủ để từ đó phát huy được vai trò của hội đồng trường.
Kiên quyết xử lí các hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm, xâm hại đến pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của nhà giáo, cán bộ quản lí, người lao động và người học. Làm cản trở đến việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.
Mẫu báo cáo 1
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
Kính gửi: Phòng giáo dục và Đào tạo ……………..
Thực hiện Công văn số…….ngày …..tháng …..năm …….. của Phòng giáo dục và Đào tạo …………….. “về việc báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường”; trường ………….. báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại trường như sau:
I. Đặc điểm tình hình chung:
1. Khái quát tình hình:
– Tổng số CB, GV, NV là 22 đ/c. Nữ: 14. Nữ DT: 02
– Trong đó: CBQL: 02.
– Đảng viên là : 16 đ/c. Nữ: 11. Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp = 11, sơ cấp =5
– Giáo viên: 17 đ/c. Nữ: 13 Đ/c trong đó 02 là nữ dân tộc
– Nhân viên: 03 đ/c (01 làm công tác thư viên thiết bị, 01 làm công tác phục vụ và 01 làm công tác bảo vệ)
a) Thuận lợi:
– Là một đơn vị trường thuộc địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên thường xuyên được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước các cấp, đồng thời cũng được sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy – chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành GD huyện về mọi mặt hoạt động của nhà trường.
– Đặc biệt về nòng cốt CB-GV- NV trong nhà trường hầu hết là lực lượng trẻ, được đào tạo cơ bản; có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, đáp ứng được yêu cầu về nhiệm vụ công tác được giao.
– BGH và BCH Công đoàn nhà trường coi trọng công tác xây đội ngũ CB-GV-NV và khối đoàn kết nội bộ trong tập thể hội đồng nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao.
b) Khó khăn:
– Là một đơn vị trường học nằm trên địa bàn xã thuộc vùng I, nhưng đời sống của đa phần nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nên công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả cao.
– Về cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu thốn nhiều và trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ.
– Đa số CB-GV-NV công tác tại trường là người ở xa, nhưng trường lại không có nhà nội trú nên phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình công tác và đi lại.
– Là một địa phương mà phần đông PHHS sống bằng nghề nông, nên việc vận động con em đến trường học tập còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện việc duy trì sĩ số HS không đạt được chỉ tiêu đề ra và số lượng HS yếu kém còn nhiều.
Những tình hình về khó khăn nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt công tác của toàn thể CB-GV-NV và HS, nhất là các hoạt động chuyên môn và phần nào cũng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ .
TẢI BẢN ĐẦY ĐỦ Ở DƯỚI ĐÂY
Mẫu báo cáo 2
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Thực hiện Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ và chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính Phủ về “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”;
Thực hiện Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường;
Thực hiện kế hoạch công tác năm học………………; Thực hiện kế hoạch của BCĐ về việc Kiểm tra, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm học………………;
Căn cứ vào kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của nhà trường trong các năm học qua. Trường TH Bến Súc báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường cụ thể là:
I. Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan về thực hiện QCDC.
1. Hoạt động của Ban chỉ đạo QCDC đơn vị.
Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhà trường được thành lập ngay sau Hội nghị CBCC theo quyết định của Hiệu trưởng.
Sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo đã tổ chức họp và xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên.
Ban chỉ đạo tổ chức xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở dựa trên nguyên tắc, nội dung các văn bản hướng dẫn của các cấp về Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở vào thực tiễn điều kiện của nhà trường từng năm học.
Đưa Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở lấy ý kiến đóng góp bổ sung của toàn thể CB, GV, NV nhà trường ngay trong đầu năm học để hoàn thiện, bổ sung Quy chế và thông qua trước Hội nghị CBVC hàng năm.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ năm học với biện pháp lồng ghép vào các hoạt động của nhà trường từng tuần, tháng, các đợt thi đua, học kì và cả năm học.
Mỗi năm học Ban chỉ đạo đều kiện toàn lại quy chế hoạt động, lịch thời gian kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung và sơ kết đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo, kết quả thực hiện Quy chế trong năm học.
Ban chỉ đạo duy trì lịch họp mỗi tháng 1 lần để kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện Kế hoạch và các điều chỉnh, bổ sung cho Quy chế.
Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo:
– Đồng chí:………………
– Đồng chí:………………
– Đồng chí:………………
– Đồng chí:………………
TẢI BẢN ĐẦY ĐỦ DƯỚI ĐÂY
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trong trường học mới nhất 2022. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của ngươi lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.
Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người.
Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người.