Xin chào tôi tên là Việt Du, tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu hay nghiên cứu quá chuyên sâu về lĩnh vực tài chính. Tôi có xem trên truyền hình nói qua về vấn đề xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, không biết đó là gì và có những điểm nổi bật nào xoay quanh phương án này. Luật sư có thể giải đáp cho tôi không, mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Báo cáo xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Về khái niệm tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể rằng:
Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công; giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; phân loại mức độ tự chủ tài chính; tự chủ sử dụng nguồn tài chính; tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan.
Báo cáo xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định đã cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước, đầu tư công, quản lý tài sản công; đặc biệt là đã khắc phục được những tồn tại hạn chế trong Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trước đây, đặc biệt gắn việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước với cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công để thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW trong thời gian tới.
Nghị định gồm 5 Chương, 41 Điều quy định cụ thể về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công; tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế – dân số, giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; lập chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi; tổ chức thực hiện.
Nghị định này quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế – dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.
Nghị định quy định các đơn vị đã được giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hết năm 2021.
Từ năm 2022, các đơn vị sự nghiệp công thực hiện xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm) năm theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này và các quy định sau:
– Đến ngày 31/3/2022, đơn vị nhóm 3 và đơn vị nhóm 4 thực hiện báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt phương án tự chủ tài chính;
– Đến ngày 30/6/2022, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp.
– Đơn vị sự nghiệp công đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được phân loại là đơn vị nhóm 1 và được lựa chọn tiếp tục thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt hoặc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
Quy định về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập?
Đối với quy định về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì tại Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1)
– Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:
+ Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;
+ Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
– Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 2)
– Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
– Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 3)
Về việc bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập phải có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:
– Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
– Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
– Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 4)
Các đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bao gồm:
– Đơn vị sự nghiệp công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP dưới 10%;
– Đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu sự nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Báo cáo xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính hay không?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014 mới nhất
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính là gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP tổng hợp chung tất cả các nguồn lực tài chính, chưa quy định rõ nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và các hoạt động kinh doanh dịch vụ (khoản 1 Điều 12). Đối với Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tách rõ nguồn thu hoạt động sự nghiệp công gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; thu từ cho thuê tài sản công (khoản 2 Điều 11).
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 3 năm (khoản 2 Điều 20). Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 5 năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội do Chính phủ quy định (khoản 1 Điều 35). Đồng thời, bổ sung thêm quy định lộ trình nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (khoản 4 Điều 35) mà Nghị định trước đây không quy định./.
Theo Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể tiêu chí phân loại mức tự chủ tài chính của 4 nhóm đơn vị sự nghiệp công gồm: (1) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; (2) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; (3) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; (4) Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Đồng thời, Nghị định cũng quy định rõ điều kiện đáp ứng mức tự chủ tài chính của từng nhóm và đặc biệt đối với nhóm đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được phân loại thành 3 mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và căn cứ vào đó để xác định mức tự đảm bảo của đơn vị mình thuộc vào mức nào.