Hiện nay, trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Ngày càng nhiều công ty được thành lập. Tróng số đó có nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp được hình thành nhưng chưa được đăng ký bảo hộ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đã có nhiều trường hợp tranh cãi xảy ra liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến uy tín, kinh tế của công ty, doanh nghiệp. Vậy quyền sở hữu công nghiệp là gì? Và Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.
Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp còn được hiểu dưới góc độ là quan hệ pháp luật với đầy đủ các yếu tố hội tụ như chủ thể, khách thể, nội dung. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được hình thành trên cơ sở sự tác động của các quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp đôi với các kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vục sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Bảo hộ sản phẩm trí tuệ, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có thể là các tác giả, chủ văn bằng bảo hộ hoặc người sử dụng hợp pháp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
Là chế định của Bộ luật dân sự về việc nhà nước công nhận quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghiệp bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về các quyền, lợi ích, nghĩa vụ đối với sáng tác của mình trong thời gian bảo hộ.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì ?
Các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ gồm:
a) Sáng chế: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội.
b) Giải pháp hữu ích: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
c) Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm với đường nét hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố ấy, có tính cách mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
d) Nhãn hiệu hàng hoá: những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
đ) Tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên địa phương, nơi sản xuất ra một mặt hàng được lấy để đặt tên cho mặt hàng. Thông thường, một số mặt hàng được gọi theo tên nơi sản xuất,
Các đối tượng sáng tác trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên khi cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì nguyên tắc nộp đơn đầu tiên khi cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau:
– Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
– Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
– Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên khi cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị chấm dứt hiệu lực khi nào?
Theo quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định cụ thể như sau:
– Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
+ Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
+ Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
+ Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
+ Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
+ Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
+ Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
– Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.
– Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
– Quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì?”.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?
- Giải thích vì sao quần áo tù nhân lại kẻ sọc kẻ trắng
- Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì ?
Câu hỏi thường gặp
-Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Khác với quyền tác giả, việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp là công việc bắt buộc để được công nhận các quyền nhân thân; quyền tài sản đối với các đối tượng SHCN. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp do tính chất đặc thù như bí mật kinh doanh; tên thương mại sẽ tự phát sinh quyền SHCN mà không cần phải thực hiện thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ.
Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Ở Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo các quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp;
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn ( thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.