Bạo lực kinh tế là gì theo quy định?

bởi Hương Giang
Bạo lực kinh tế là gì

Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến bạo lực nói chung đều là mối bận tâm của xã hội. Ngoài các hành vi bạo lực thường thấy trong gia đình chẳng hạn như bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác,… thì còn có một khái niệm mới thường xuyên được nhắc đến trong bối cảnh hiện nay chính là bạo lực kinh tế. Vậy theo quy định, Bạo lực kinh tế là gì? Xử phạt về hành vi bạo lực kinh tế như thế nào? Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế là gì? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.

Bạo lực kinh tế là gì?

Có thể nói, vấn đề bạo lực kinh tế là một trong những vấn đề được quan tâm gần đây. Bạo lực kinh tế không chỉ được coi là một vấn đề riêng rẽ mà còn là mối vấn đề chung của toàn xã hội. Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi bạo lực kinh tế là gì, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về bạo lực, cụ thể như sau:

Bạo lực thường được hiểu theo góc độ chính trị học. Tuy nhiên, bạo lực không chỉ được hiểu bó hẹp theo chuyên ngành chính trị học mà được định nghĩa như sau: Bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát.  

Theo như Liên Hợp quốc, thì bạo lực gia đình được định nghĩa là: Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến, những tồn tại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của người phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, rồi nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư. Dưới góc độ luật pháp, thì pháp luật Việt Nam ghi nhận bạo lực gia đình là hành vi cố ý (biết hành vi của mình là trái pháp luật và nhận thức rõ được hậu quả nhưng vẫn để mặc, hoặc mong muốn cho hậu quả đó xảy ra) của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Theo đó thì bạo lực gia đình được thể hiện qua những hình thức như sau:

– Bạo lực về thể chất: bao gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay chân …) hoặc công cụ, thậm chí là cả vũ khí gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn;

– Bạo lực tinh thần, bao gồm những hành vi nhầm hành hạ tâm lý và những lời nói sỉ nhục, đe dọa hoặc lãng quên, bỏ rơi người thân không quan tâm;

– Bạo lực về kinh tế: bao gồm các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ phụ thuộc về tài chính, bạo lực về kinh tế thường được thực hiện qua các hành vi như cần hỗ trợ về tài chính và ngăn cản nạn nhân có một nghề nghiệp hoặc công việc hợp pháp, Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt các nguồn tài chính về quyền sử dụng hoặc thừa hưởng của vợ chồng, cộng đồng và quyền sở hữu tài sản chung, phá hủy tài sản trong gia đình …;

– Bạo lực tình dục: gồm các hành vi như cửa nghe quan hệ tình dục vật ngăn chặn sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hay ép buộc mang thai, phá thai theo ý muốn của người chồng …

Như vậy đối với câu hỏi, bạo lực kinh tế là gì? Thì bạo lực kinh tế là một dạng của bạo lực gia đình, nó nằm trong khuôn khổ của khái niệm bạo lực gia đình. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 hiện hành thì bạo lực về kinh tế bao gồm những hành vi cơ bản sau:

– Chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình;

– Cưỡng ép các thành viên trong gia đình phải học tập hoặc lao động quá sức mình, cưỡng ép các thành viên đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ cũng như kiểm soát tài sản và thu nhập của các thành viên trong gia đình nhằm mục đích tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất và lệ thuộc về mặt tinh thần, thậm chí là lệ thuộc về các mặt khác trái với quy định của pháp luật.

Theo đó thì có thể thấy, bên cạnh việc bạo lực về tình dục và bạo lực về thể chất tinh thần, thì bạo lực về kinh tế cũng được xem là một dạng của bạo lực gia đình. Do đó bạo lực kinh tế bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo tính chất cũng như hậu quả khác nhau mà các chủ thể thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế

Trong cuộc sống hiện nay, ngoài các hành vi bạo lực gia đình nói chung chẳng hạn như bạo lực về thể xác, tâm lý, bạo lực về tình dục,… thì vấn đề kinh tế cũng được xem là một đối tượng của bạo lực. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực về kinh tế. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế diễn ra trong bối cảnh hiện nay nhé:

Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế đó là do người chồng vướng phải những tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện rượu. Rượu không chỉ độc cho gan cho phổi mà còn rất độc đối với hệ thần kinh trung ương và làm hủy hoại tế bào não, làm biến đổi tư cách con người. Người say rượu không ý thức được hành vi của mình, những người say rượu thường gây bạo lực đối với các thành viên trong gia đình, trong đó có cả bạo lực về kinh tế.

Thứ hai, nguyên nhân tiếp theo phải kể đến đó là do kinh tế quá khó khăn. Không thể coi nghèo đói là yếu tố gây ra bạo lực gia đình bởi vì có nhiều cặp vợ chồng quanh năm nghèo đói nhưng vẫn sống rất hòa thuận và hạnh phúc.

Tuy nhiên kinh tế khó khăn, sự đói nghèo và bạo lực gia đình là hai mặt của một vấn đề. trong nhiều trường hợp do sự khó khăn nên đã không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong gia đình.

Những khó khăn vất vả trong việc kiếm tiền đè nặng lên cuộc sống gia đình gây nên những bực dọc khiến cho các mối quan hệ trong gia đình thì còn căng thẳng và gieo mầm móng cho sự bạo lực gia đình.

Sự nghèo đói làm bài sinh quá trình bạo lực và ngược lại, chính sự bạo lực lại tăng thêm sự nghèo đói. Sự căng thẳng thường xuyên trong gia đình gây sức ép nặng nè làm các thành viên gia đình không thể yên tâm lao động và học tập, hoặc thậm chí là đã ép họ đến những con đường lao động nặng nhọc. Nhiều người chồng vũ phu còn đập phá đồ đạc làm tổn thất đến kinh tế của gia đình.

Thứ ba, ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khác như sự chênh lệch giữa thu nhập của vợ và chồng, do người vợ cố chấp và không có tính nhẫn nhịn, do các hành vi khác như ngoại tình, có sự xuất hiện của người thứ ba … tất cả đều có thể tìm ẩn những nguy cơ gây nên vấn nạn bạo lực gia đình, trong đó có cả khía cạnh bạo lực về kinh tế.

Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế
Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế

Hành vi bạo lực kinh tế bao gồm những hành vi nào?

Bạo lực gia đình có lẽ không còn là một khái niệm mới, tuy nhiên các đối tượng bị xâm phạm trong khuôn khổ bạo lực gia đình thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong đó, một trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể là kinh tế cũng được nhắc đến như một vấn nạn bạo lực. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Hành vi bạo lực kinh tế bao gồm những hành vi nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ nhé:

Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

– Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

– Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

– Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

– Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

– Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

– Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

– Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

– Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

– Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Bạo lực kinh tế là gì
Bạo lực kinh tế là gì

Xử phạt về hành vi bạo lực kinh tế như thế nào?

Các hành vi bạo lực kinh tế đã xuất hiện len lỏi vào các gia đình, các cuộc hôn nhân có xu hướng phụ thuộc tài chính vào một người trụ cột duy nhất. Vì đây cũng là một dạng của bạo lực gia đình nên nếu có hành vi này xảy ra thì chủ thể cũng bị xử phạt theo quy định. Vậy pháp luật hiện nay quy định mức xử phạt về hành vi bạo lực kinh tế như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt hành vi bạo lực kinh tế đối với cá nhân như sau:

Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
  2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
  3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với tổ chức vi phạm như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

  1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng;
  2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, người có hành vi bạo lực kinh tế sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy vào hành vi và mức độ vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền này áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Bạo lực kinh tế là gì?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào yêu cầu phản tố của bị đơn sẽ được chấp nhận?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Thời hạn giải quyết yêu cầu phản tố là bao lâu?

Trong 03 ngày làm việc, từ ngày nhận được yêu cầu phản tố, Chánh án phân công một Thẩm phán xem xét yêu cầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét yêu cầu phản tố và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
b) Chấp nhận yêu cầu phản tố;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm