Chào Luật sư, tôi bắt gặp con của người quen đi vào một pub trên đường đi làm về, tôi thấy việc đó khá nhiêm trọng bởi cháu chưa đủ 18 tuổi. Luật sư cho tôi hỏi Bao nhiều tuổi thì được vào pub theo quy định pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Bao nhiều tuổi thì được vào pub theo quy định pháp luật? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 54/2018/NĐ-CP
Pub là gì?
Pub là viết tắt của cụm từ Public House (nghĩa là ngôi nhà dành cho cộng đồng) là một cơ sở kinh doanh chuyên các thức uống chứa cồn như bia, rượu,…và cả thức uống không chứa cồn, phục vụ kèm thức ăn nhẹ để mọi người gặp gỡ, ăn uống và trò chuyện. Pub được thiết kế phần nhiều theo phong cách truyền thống với nội thất gỗ, không gian mở.
Những quán Pub có thời gian hoạt động tương đối linh hoạt, có thể mở cửa cả ngày để phục vụ thực khách. Quán được thiết kế theo phong cách truyền thống với nội thất gỗ và không gian mở. Lối thiết kế này mang đến yên tĩnh, không quá náo nhiệt, chủ yếu hướng tới sự thưởng thức về âm nhạc và hương vị đồ uống. Do đó, đây là nơi giải trí, xả stress nhẹ nhàng, lí tưởng.
Quán Pub và lịch sử hình thành
Quán Pub bắt nguồn từ những quán rượu của người La Mã, những nhà sản xuất bia của người Anglo – Saxon và chính thức ra đời vào thế kỉ 18 tại Anh khi người La Mã xâm chiếm đất nước này. Thời điểm này cũng đánh dấu sự tồn tại của những quán cung cấp đồ uống có cồn đầu tiên tại Anh, mặc dù trước đó thức uống có cồn đã được biết đến.
Xu hướng giải trí bằng cách tìm đến các quán Pub nhanh chóng được người Anh ưa chuộng và trở thành nét văn hoá được ví như “trái tim” của quốc gia này. Về sau, khi quân đôi La Mã bị đẩy lui, nét văn hoá này vẫn được giữ lại để phục vụ nhu cầu của người dân.
Hình thức giải trí quán Pub tại Việt Nam trước đây không được ưa chuộng. Thậm chí là người dân vẫn còn có nhiều định kiến với nó. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, hình thức này ít nhiều đã có sự biến chuyển. Ngày càng nhiều người tiếp cận nhiều hơn với hình thức này nhằm mục đích giải trí, xả stress sau chuỗi ngày căng thẳng.
Nhưng, để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, không còn nhiều quán Pub tái hiện đúng tinh thần của văn hoá Pub xưa kia, do đó người ta không có khái niệm đúng về Pub và hay gọi chúng là “Bar Tây”.
Đặc trưng nổi bật nhận biết Pub
Như đã trình bày ở phần “Pub là gì?”, mô hình này tuy “sinh sau đẻ muộn” hơn Bar hay Club tại Việt Nam nhưng phổ biến nhanh và được ưa chuộng nhờ sở hữu không ít những đặc trưng nổi bật, như:
– Là quán rượu chuyên phục vụ đồ uống (cả có cồn và không cồn) cùng thức ăn nhẹ
– 70% không gian quán dành cho việc đặt/ để bàn ghế, phục vụ lượng khách đến tối đa nhất có thể; không gian được trang trí mở, chuộng nội thất gỗ tạo sự sang trọng
– Có giới hạn về giờ mở và đóng cửa, tuy nhiên, có thể phục vụ cả ngày, từ sáng – trưa – chiều – tối, phục vụ nhu cầu của thực khách gần như trong mọi thời điểm của ngày
– Không giới hạn độ tuổi khách đến nên đa dạng đối tượng khách
– Chú trọng sự riêng tư với các cửa chính và phụ được làm bằng gỗ hoặc thủy tinh phủ mờ, đôi khi sử dụng rèm để khách ngồi bên trong không bị nhìn thấy bởi người đi đường
– Không khí trong pub nhẹ nhàng, dễ chịu giúp trò chuyện thoải mái, nhạc cũng chuộng nhạc nhẹ, du dương
– …
Sự khác nhau giữa Pub và Bar
Do củng là những nơi kinh doanh về thức uống có cồn cùng với đó hiện nay, một số Pub kết hợp vài điểm của các quán Bar nên đây là hai khái niệm rất thường hay bị nhầm lẫn.
Nhắc đến Bar người ta sẽ mường tượng ngay đến sự sôi động, náo nhiệt với âm nhạc có âm lượng lớn được cách âm với thế giới bên ngoài. Ngoài ra, các Bar thường sẽ mời các ca sĩ hoặc DJ biểu diễn trực tiếp. Và Bar kinh doanh chủ yếu trực tiếp là các loại thức uống có cồn (rượu mạnh, bia…) nên ở đây quy định khách hàng cũng phải từ 18 tuổi trở lên.
Như đã đề cập, Pub dành cho nhiều loại đối tượng hơn: từ dân văn phòng, giới trẻ, đàn ông, phụ nữ… người ta đã dần quen với việc đến Pub vào mỗi buổi tối cùng gia đình, bạn bè, đối tác làm ăn… Ngoài các thức uống có cồn ra thì ở Pub cũng phục vụ các loại nước không cồn khác và các món thức ăn nhẹ.
Bao nhiều tuổi thì được vào pub theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 6, Điều 8 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường như sau:
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định 54/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm
– Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
– Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.
Điều 6. Trách nhiệm chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
…
2. Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
3. Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
4. Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, người chưa đủ 18 tuổi thuộc đối tượng không được cung cấp dịch vụ vũ trường nên không được cho phép vào vui chơi, giải trí tại quán bar, vũ trường.
Mức phạt khi cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi
Theo Điểm a Khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hành vi cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi là sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với cá nhân và từ 20 triệu đồng đến 30 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Bao nhiều tuổi thì được vào pub theo quy định pháp luật? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833.102.102. để được hỗ trợ, giải đáp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Cải tạo không giam giữ là gì?
- Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ
- Cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ
Câu hỏi thường gặp
Trong đó, độ tuổi của lái xe máy được quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ như sau: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cc; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cc trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì độ tuổi kết hôn của nam và nữ được nâng lên và tính theo tuổi tròn, bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn.
Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.