Bị đơn trong vụ án dân sự là đương sự trong vụ án dân sự, bị kiện và tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện. Thế nhưng có rất nhiều người thắc mắc bị đơn và nguyên đơn khác nhau ở điểm nào, chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào vụ án dân sự. Hãy cùng Luật Sư X làm rõ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bị đơn trong vụ dân sự là gì
Bị đơn trong vụ án dân sự là đương sự bị kiện; tham gia tố tụng mang tính bắt buộc; để trả lời việc kiện, bị đơn không chủ động như nguyên đơn; trong các vụ án dân sự bị đơn bị coi là xâm phạm đến quyền, lợi ích của nguyên đơn; hoặc tranh chấp với nguyên đơn.
Bị đơn trong vụ án dân sự là cá nhân, tổ chức, cơ quan; trong suốt quá trình tham gia tố tụng bị đơn phải cung cấp đầy đủ chứng cứ; tài liệu chứng minh; để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự
Căn cứ vào Điều 72 BLTTDS năm 2015; ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản quy định tại Điều 70 BLTTDS bị đơn có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Yêu cầu phản tố nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn.
- Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
- Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Như vậy, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố; nếu yêu cầu này có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn; hoặc đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.
Yêu cầu phản tố của bị đơn dân sự
Căn cứ vào Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
- Về đối tượng mà yêu cầu phản tố của bị đơn hướng đến: Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ hướng đến nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố: Bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
- Yêu cầu phản tố của bị đơn sẽ được chấp nhận nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn hoặc yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Trong trường hợp có quyền đưa ra yêu cầu phản tố với yêu cầu cấp dưỡng của nguyên đơn; để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn; hoặc để loại trừ việc chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
Bị đơn dân sự có được vắng mặt không
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định; về sự có mặt của đương sự, người đại diện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; thì bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, phải hoãn phiên toà. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; Toà án vẫn xét xử vắng mặt họ
Mặc dù bị đơn bị xét xử vắng mặt nhưng họ vẫn được quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày; kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa; thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của bị đơn trong vụ dân sự
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của bị đơn là khả năng bằng hành vi của mình; thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Nếu năng lực pháp luật tố tụng dân sự là điều kiện cần thì năng lực hành vi tố tụng dân sự là điều kiện đủ; để một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
Khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự; năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là yếu tố biến động nhất của năng lực chủ thể. Tuy vậy, năng lực hành vi tố tụng dân sự cũng có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự. Thông thường, một chủ thể chỉ được xác định là có năng lực hành vi tố tụng dân sự; nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “ Bị đơn là gì? Quy định của pháp luật dân sự về bị đơn”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp nhân có tư cách bị đơn trong một vụ kiện dân sự hoặc theo yêu cầu của cơ quan trọng tài, khi các thành viên của pháp nhân thực hiện các nhiệm vụ của pháp nhân giao cho mà gây thiệt hại cho các chủ thể khác.
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án. Trong trường hợp gia hạn thì thời gian được gia hạn là không quá mười lăm ngày.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định nào cho phép bị đơn được tự mình ghi âm, ghi hình tại phiên tòa.