Bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì?

bởi Anh
Bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì

Xin chào Luật sư, Tôi là Hoa quê ở Quảng Ngãi. Tôi ra Bình Dương lập nghiệp đến nay đã được 5 năm. Tháng trước trên đường đi làm tôi có xảy ra va chạm và bị gãy chân phải bó bột 1 tháng. Trong suốt khoảng thời gian đó tôi không thể đi làm và kinh tế gia đình cũng rất khó khăn. Toàn bộ chi phí thuốc men và thăm khám tôi đều phải chịu mà chưa có sự thăm hỏi hay động viên gì của công ty. Tôi muốn hỏi Luật sư là trường hợp của tôi có được tính là tai nạn lao động không? Và bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Mời bạn đón đọc bài viết “Bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì?

Chắc hẳn đã rất nhiều người gặp phải những tai nạn hay sự cố trên đường đi làm. Đoạn đường di chuyển từ nhà đến trường được coi là khoảng thời gian lao động hay không? Có được chi trả những chi phí phát sinh trong khoảng thời gian này hay không là câu hỏi của rất nhiều người. Theo các quy định hiện hành thì quãng thời gian trên đường đi làm hoặc từ chỗ làm về nhà nếu người lao động không tham gia bất kỳ hoạt động nào của công ty thì không được coi là quãng thời gian làm việc và những sự cố xảy ra trong thời gian này không được coi là tai nạn nghề nghiệp. Doanh nghiệp có thể trợ cấp cho người lao động theo thoả thuận hoặc theo quy định của hợp đồng.

Tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

“Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

  1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
  2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
  3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
  4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
  5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”
    Theo nguyên tắc này thì khi NLĐ bị tai nạn giao thông trên tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác hoặc không xác định được người gây tai nạn thì NSDLĐ chỉ chi trả trợ cấp theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này mà thôi: “5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng” chứ không phải chịu hết trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 38.

Thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo quy định pháp luật
Đồng thời, mình có thể tham khảo qua Công văn hướng dẫn sau:

Công văn 2704/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019 thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.

Trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm

Dù không có quy định cụ thể yêu cầu người sử dụng lao động phải có những khoản trợ cấp cho người lao động nhưng trong trường hợp này người sử dụng lao động vẫn cần có trách nhiệm đối với người lao động của mình. Những sự thăm hỏi hay những khoản trợ cấp nhỏ có thể khiến cho người lao động thấy được chia sẻ hơn và cống hiến làm việc cho công ty hết mình hơn. Việc làm tốt những trách nhiệm này có thể giúp người sử dụng lao động xây dựng nên văn hoá công ty, tạo ra môi trường lành mạnh, tích cực và sẻ chia. Vậy trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm là gì?

Công văn 4364/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019 về trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm, về mỗi ngày do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Trường hợp xác định nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn và không có nguyên nhân nào khác thì pháp luật lao động hiện hành không quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động.

Luật An toàn vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.

Bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì
Bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì

Lao động gặp tai nạn trên đường đi làm có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Tai nạn lao động là một chê độ của Luật lao động được áp dụng trong trường hợp người lao động gặp phải những tai nạn không mong muốn trong quá trình lao động gây ra những tổn hại về vật chất, tinh thần và sức khoẻ. Tai nạn lao động thường xảy ra với những công việc có tính nguy hiểm cao như công nhân hầm mỏ, công nhân nhà máy dầu, thợ xây….. Một vài trường hợp tai nạn lao động có thể xảy ra ngoài khoảng thời gian lao động, trên đường do người lao động thực hiện những nhiệm vụ người sử dụng lao động yêu cầu thì trường hợp này vẫn được tính là tai nạn lao động dù rằng không đang làm việc tại nơi làm việc.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 45, Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 thì người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trường hợp bạn thuộc trường hợp tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý nêu trên thì được hưởng chế độ TNLĐ-BNN.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bị tai nạn trên đường đi làm công ty chịu những chi phí gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa an…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn trên đường đi làm như thế nào?

Trợ cấp 1 lần (suy giảm từ 5% đến 30%): Suy giảm 5% hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn trên đường đi làm như thế nào?

Trợ cấp hàng tháng (Suy giảm từ 31% trở lên): Suy giảm 31% hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38, Luật An toàn Vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động như sau:
(1) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:
Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia BHYT.
Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%.
Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
(2) Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
(3) Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết;
(4) Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính mình gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm khả năng lao động;
(5) Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm