Các trường hợp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn

bởi Ngọc Gấm
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không

Chào Luật sư, do bị tai nạn giao thông trên đường đi về quê thăm gia đình nên hiện nay sức khỏe của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tay và chân của tôi không thể làm được các công việc nhanh nhẹn, có độ chính xác cao. Chính vì thế tôi muốn xin chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên do hợp đồng còn thời hạn nên tôi không biết có thể chấm dứt hợp đồng lao động được hay không. Thế nên nhờ Luật sư tư vấn giúp cho tôi các trường hợp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn tại Việt Nam.

Để có thể trả lời được câu hỏi trên của bạn, LSX mời bạn tham khảo qua bài viết các trường hợp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn tại Việt Nam.

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không? Câu trả lời là có. Đây là một trong những quyền cơ bản không chỉ của người lao động mà còn của người sử dụng lao động. Pháp luật gọi việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn chính là các yêu cầu về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Chính vì thế nếu bạn có nhu cầu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì cứ thoải mái viết đơn yêu cầu.

Các trường hợp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn

Hiện nay có rất nhiều trường hợp pháp luật cho pháp người lao động được yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, trong đó có các trường hợp quy định người lao động khi có yêu cầu phải thông báo trước cho người sử dụng lao động trong một khoảng thời gian nhất định và có các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần phải có sự thông báo trước.

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn không

Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Hiện nay tại Việt Nam chưa có quy định về mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cho người lao động là do phía người sử dụng lao động yêu cầu. Việc bồi thường này phần lớn được quy định trong nội quy lao động như một chính sách ưu đãi của doanh nghiệp đối với nhân viên của mình khi việc ra đi của họ là một điều công ty không mong muốn phải xảy ra trên thực tế.

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc”

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động điều phải có các nghĩa vụ cho nhau. Chính vì thế về phía người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ về mặt thanh toán lương, chốt bảo hiểm xã hội, ra quyết định thôi việc, phần còn lại của người lao động thì phải bàn giao các công việc trước khi nghỉ, chấp hành các quyết định, thông báo cho thôi việc tại đơn vị và tiến hành nhận sổ chốt và tờ rời bảo hiểm xã hội từ phía doanh nghiệp bàn giao.

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

Thông tin liên hệ:

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Các trường hợp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào?

– Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
– Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
– Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

Quy định về việc cho thuê lại lao động như thế nào?

– Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
– Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động như thế nào?

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm