Xin chào Luật sư X. Biên bản họp gia đình chia đất của gia đình tôi được viết bằng tay. Vậy liệu biên bản họp gia đình chia đất viết bằng tay có ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó không? Biên bản họp gia đình chia đất viết tay có được không? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về Biên bản họp gia đình chia đất viết tay có được không? như sau:
Nội dung tư vấn
Biên bản họp gia đình chia đất viết tay có được không?
Biên bản họp gia đình chia đất viết tay là một dạng văn bản thường được viết, ghi lại nội dung trong những buổi họp gia đình để thỏa thuận về những quyền lợi giữa những thành viên với nhau trong trường hợp phân chia quyền sử dụng đất,… Theo đó, do đặc thù thỏa thuận hợp tác và đưa ra quyết định hành động thống nhất giữa những thành viên nên biên bản họp gia đình cần phải được lập khi có sự tham gia vừa đủ của những thành viên có liên quan.
Đồng thời, để biên bản họp gia đình chia đất viết tay có tính pháp lý thì biên bản họp gia đình phải được sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hay nói cách khác là được thực hiện thủ tục công chứng biên bản họp gia đình tại các tổ chức hành nghề công chứng theo đúng quy định pháp luật về Luật Công chứng.
Do vậy, biên bản họp gia đình chia đất viết tay hay đánh máy đều được.
Nội dung biên bản họp gia đình chia đất đai
Thông thường, một mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai thường có những nội dung chính như:
- Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu biên bản. Đây là phần bắt buộc trong tất cả các loại giấy tờ, văn bản hành chính.
- Thành phần tham dự cuộc họp: nêu rõ họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại… của những người tham dự cuộc họp.
- Nội dung cuộc họp: liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản là đất đai để lại (trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản), đưa ra những ý kiến, tranh chấp xuất hiện (nếu có) của những người tham gia;
- Sau khi bàn luận tranh chấp, nêu quan điểm thì cuối cùng nên đưa ra ý kiến thống nhất giữa các bên: chi tiết tài sản nào được chia cho ai, ai là người được nhận thừa kế phần bất động sản, ai là người có nghĩa vụ đối với người đã chết…
- Các thành viên tham dự cuộc họp biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên. Đọc từng mục và biểu quyết về các vấn đề, nội dung chính của cuộc họp sau khi đã thống nhất.
- Kết quả biểu quyết: tán thành, không tán thành, ý kiến khác…Nếu có ý kiến khác thì phải ghi chính xác, đầy đủ người đưa ra ý kiến, nội dung ý kiến là gì…
- Đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của biên bản chia đất đai: đã đọc bản biên bản này cho mọi người cùng nghe; thấy hoàn toàn đúng theo ý nguyện, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí theo di chúc của người đã chết…
- Người lập biên bản, người tham dự cuộc họp kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ;
- Xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.
Đây là những nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong một biên bản họp gia đình chia đất đai. Những nội dung này là các phần chính không thẻ bỏ, nếu như trong quá trình lập biên bản họp gia đình chia đất đai mà bỏ đi phần nội dung nào đó thì sẽ rất khó có thể có được một biên bản hoàn chỉnh và hợp pháp. Nếu như bỏ cũng cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình.
Những lưu ý đối với biên bản họp gia đình chia đất viết tay
- Do đặc điểm là viết bằng tay nên biên bản họp gia đình chia đất cần phải viết rõ ràng, dễ đọc, tránh tẩy xóa.
- Để đảm bảo sự chính xác về nội dung được ghi trong biên bản, phải có mục xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (ở đây là Ủy ban nhân dân cấp xã).
- Biên bản họp gia đình và những thỏa thuận được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên kèm theo xác nhận của họ. Bất kỳ sự không xác nhận của thành viên nào cũng là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro phát sinh tranh chấp. Khác với các cuộc họp hay hội nghị khác, chỉ cần đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên dự họp; cuộc họp gia đình mục đích chia đất ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của từng thành viên nên cần có mặt đầy đủ.
- Những loại tài sản được đề cập trong biên bản họp gia đình chia đất nên thể hiện giá trị ở dạng số và dạng chữ.
- Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới cả dạng số và dạng chữ.
- Viết đúng chính tả, sử dụng tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu.
- Công chứng biên bản tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ.
Hiệu lực của biên bản họp gia đình chia đất đai
Một mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai có hiệu lực khi có người làm chứng và được xác nhận bởi UBND địa phương cùng với sự có mặt của tất cả các thành viên trong gia đình.
Biên bản này sẽ trở thành một chứng cứ, cơ sở pháp lý trong các tranh chấp nếu có xảy ra khi có chứng thực của trưởng thông và UBND địa phương, xác nhận cuộc họp gia đình đã diễn ra và có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó, nếu biên bản này được công chứng sẽ khẳng định được tính pháp lý cũng như hiệu lực cao hơn rất nhiều.
Biên bản này sẽ bị vô hiệu nếu như không tuân thủ đúng về mặt hình thức của một văn bản pháp lý, hoặc có thể là văn bản thỏa thuận không được công chứng, chứng thực để xác nhận tính pháp lý của nó. Lúc này, Tòa án có quyền quyết định vô hiệu biên bản họp gia đình chia đất đai này.
Ngoài ra, người đại diện chưa thành niên hay mất năng lực nhận thức, tư duy, mất hành vi dân sự, đe dọa, cưỡng ép,…cũng sẽ là trường hợp làm biên bản họp gia đình chia đất đai bị vô hiệu.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Biên bản họp gia đình chia đất viết tay có được không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến các dịch vụ liên quan đến giải thể công ty như giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn; giải thể công ty một thành viên, tạm dừng công ty và mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 121 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, trong các biên bản họp gia đình, ghi nhận hành vi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giữa các cá nhân với nhau, nên cũng được xem là một giao dịch dân sự.
Hồ sơ công chứng biên bản họp gia đình chia đất gồm:
– Biên bản họp gia đình có đầy đủ người tham dự;
– Phiếu yêu cầu công chứng: viết theo mẫu
– Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của các thành viên;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản có liên quan
– Các giấy tờ khác (nếu có).
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Do vậy, văn bản phân chia đất đai không có chứng thực không có giá trị pháp lý.