Bộ Quốc phòng đề nghị tăng lương cho quân đội khi nào?

bởi Nguyễn Tài
Bộ Quốc phòng de nghị tăng lương cho quân đội

Bộ Quốc phòng đề nghị tăng lương cho quân đội tại Hội nghị tổng kết thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, diễn ra tại Hà Nội, do Bộ tư lệnh 86 tổ chức. Tuy nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đã được ban hành từ 2018, nhưng văn bản này phải đến 1/7/2024 chính sách tiền lương mới khi đó mới được cải cách theo hướng bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.

Chính vì thế, sau đây LSX xin gửi đến bạn những thông tin cơ bản nhất về Bộ Quốc phòng đề nghị tăng lương cho quân đội.

Quy định hiện hành về tiền lương trong quân đội

Hiện tại, quy định về tiền lương, phụ cấp của sĩ quan, người trong quân đội được điều chỉnh tại Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Tiền lương của một người công tác trong quân đội sẽ phụ thuộc vào cấp bậc quân hàm và hệ số lương tương ứng với cấp bậc quân hàm đó. Cụ thể quy định về tiền lương tại Điều 31 Luật sĩ quan.

Điều 31. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ

Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;

2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nh­ưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà ch­ưa đ­ược thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền l­ương của sĩ quan;

3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;

4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;

5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;

6. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

7. Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Bộ quốc phòng de nghị tăng lương cho quân đội khi nào?

Về đề nghị tăng lương không giới hạn đối với sĩ quan tại ngũ được đề cập đến tại Hội nghị tổng kết thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân do Bộ tư lệnh 86 tổ chức. Tham dự hội nghị có các lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh 86. Đề nghị này hướng đến các quân nhân làm việc trong quân đội sẽ không được tăng lương nếu không được tăng quân hàm.

Tại Khoản 7, Điều 31, Luật Sĩ quan quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ nêu rõ: “Sĩ quan tại ngũ được bảo đảm về nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định của Chính phủ”. Tuy nhiên Quân đội hiện chưa có quy định cụ thể về chính sách nêu trên; việc đáp ứng nhu cầu thực tế về nhà ở, đất ở đối với cán bộ còn hạn chế. Trong khi chính sách tiền lương hiện hành đối với cán bộ sĩ quan chưa theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, chưa phù hợp so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội; việc hỗ trợ cho gia đình của cán bộ cấp phân đội rất hạn chế.

Theo quy định hiện hành, cán bộ đã được thăng quân hàm cao nhất của chức vụ đảm nhiệm khi đến niên hạn chỉ được nâng lương tối đa 2 lần, mặc dù tuổi phục vụ tại ngũ còn dài, kết quả hoàn thành nhiệm vụ tốt… Điều này tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, năng lực, trách nhiệm cống hiến và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Ví dụ: Một đồng chí cán bộ được nâng lương đại tá lần hai vào năm 50 tuổi. Đối chiếu Luật sĩ quan, đồng chí này còn 7 năm công tác. Nhưng 7 năm công tác tiếp theo đồng chí này sẽ không được nâng lương nếu không được bổ nhiệm chức vụ mới có trần quân hàm cao hơn.

Từ những bất cập nêu trên, các đại biểu thống nhất kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền nghiên cứu nâng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cấp úy, cấp thiếu tá, trung tá, thượng tá, bảo đảm phù hợp với Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và viên chức quốc phòng, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội; nhất là nên kéo dài thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, tránh lãng phí nguồn nhân lực. Nhất là các đơn vị đặc thù, nguồn nhân lực chất lượng cao như: Học viện Quốc phòng, Bộ tư lệnh 86, Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Phòng không-Không quân, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, các viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ cao…

Các đại biểu cũng đề nghị Bộ Quốc phòng quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ sĩ quan nói chung được tham gia nhiều hơn các dự án chính sách về nhà ở, đất ở; hoặc đưa phụ cấp hỗ trợ về nhà ở, đất ở vào lương đối với sĩ quan chưa được thụ hưởng chính sách về nhà ở, đất ở; quan tâm, hỗ trợ việc làm cho vợ (chồng) cũng như nơi học tập của con cán bộ sĩ quan được điều động, luân chuyển giữa các vùng, miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, đề nghị Bộ Quốc phòng xét nâng lương không giới hạn số lần đối với cán bộ đã có cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đảm nhiệm, góp phần tạo động lực để cán bộ tiếp tục phấn đấu, cống hiến năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Bộ Quốc phòng de nghị tăng lương cho quân đội

Bảng lương mới của quân đội theo Nghị quyết 27

Tuy kiến đề nghị tăng lương không giới hạn đối với sĩ quan tại ngũ chưa được hiện thực hóa, nhưng bảng lương mới của người trong quân đội theo Nghị quyết 27 đã sắp được thi hành. Mức lương của quân nhân theo quy định mới này phần tiền thưởng trong lương sẽ tăng và đồng thời vẫn giữ tương quan tiền lương giữa lực lượng vũ trang (gồm quân đội) với công chức hành chính.

Cụ thể, nghị quyết nêu rõ: Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:

– 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

– 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;

– 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Nếu thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đúng theo dự kiến là từ ngày 1-7-2024 thì từ thời gian này sẽ tiến hành cải cách tiền lương quân đội.

Về nội dung cải cách cụ thể theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, lương quân đội sẽ được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bảo đảm tương quan với tiền lương trên thị trường lao động và có cơ cấu tiền lương gồm:Lương quân đội = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Ngoài ra, trong cải cách có nội dung sẽ bãi bỏ hệ số lương và mức lương cơ sở. Như vậy, quân đội sẽ được xây dựng tương ứng các bảng lương mới gồm: Một bảng lương sĩ quan quân đội căn cứ theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm; trong đó phải giữ tương quan tiền lương giữa lực lượng vũ trang (gồm quân đội) với công chức hành chính hiện nay.

Đồng thời, Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng có nhiều điều chỉnh về phụ cấp của đối tượng lực lượng vũ trang. Theo đó, quân đội không bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên; đồng thời, được hưởng các loại phụ cấp sau đây: Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng; phụ cấp lưu động và phụ cấp đặc thù cho quân đội; phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị – xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề) sẽ bị bãi bỏ.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bộ Quốc phòng đề nghị tăng lương cho quân đội” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là trích lục hộ khẩu cũ vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Mức lương cơ sở trong quân đội hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp cũng như căn cứ vào để thực hiện các chế độ khác theo quy định là 1,8 triệu đồng/tháng.

Có bao nhiêu cấp bậc quân hàm trong quân đội?

Trong quân đội có 12 cấp bậc quân hàm. Cấp cao nhất là Đại tướng, cấp thấp nhất là Thiếu úy

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm