Bom hàng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

bởi PhuongMai
Bom hàng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; mặc dù đã có phần nới lỏng nhưng để bảo vệ sức khỏe của người dân; Nhà nước khuyến khích mọi người hãy hạn chế ra đường. Đây có thể được xem như một điều kiện tốt cho việc giao hàng tại nhà phát triển. Đặc biệt gần đây, khi mùa sale đang tới; tình trạng những kho hàng chật kín đơn là điều khó có thể tránh khỏi. Những ngày này cũng là những ngày vui của chủ shop; nhưng không ít món trong số những hàng hóa đó được người mua hàng đặt cho vui. Và khi được giao đến nơi, người mua sẽ bom hàng. Vậy hành vi bom hàng có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

“Gần đây, nhiều clip về bom hàng xuất hiện trên mạng xã hội. Đặc biệt nhất là clip về một người bán hàng giao hàng đến nơi nhưng người mua hàng không ra nhận với lí do bận học online. Người bán hàng đã hỏi hàng xóm và đến tận nhà của người này nhưng người đặt hàng hóa ra chỉ mới học lớp 11 và không có tiền nhận hàng. Bố mẹ của người này còn có lời lẽ thóa mạ người bán hàng. Dưới clip đa phần đều là những bình luận chia sẻ và phẫn nộ với hành động đặt hàng cho vui và sự bảo vệ quá quắt của những bậc làm cha, làm mẹ. Bên cạnh đó, không ít người bày tỏ luật pháp nên được siết chặt hơn với những người có hành vi bom hàng như vậy.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Thế nào là hành vi bom hàng?

Bom hàng là một thuật ngữ mới xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây. Hành vi bom hàng là hành vi đặt hàng nhưng sau đó không lấy hàng. Thường những mặt hàng này được đặt qua các app điện tử; những người chịu trách nhiệm giao hàng sẽ ứng tiền trước cho mặt hàng này. Người mua hàng sẽ trả tiền cho mặt hàng này sau. Do bên bán hàng và bên giao hàng có liên kết với nhau nên hàng hóa mua qua các app sẽ có giá thành rẻ hơn so với mua trực tiếp tại quán. Những món hàng bị bom thường là đồ ăn và một số mặt hàng khác. Giá thành có thể từ vài chục nghìn lên đến cả triệu bạc.

Đặt hàng qua mạng có được tính là giao dịch dân sự?

Theo quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015; giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015; giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Theo đó, giao dịch dân sự có thể được xác lập bằng hành vi cụ thể. Mà hành vi đặt hàng qua mạng chính là hành vi cụ thể đó. Vậy nên, đặt hàng qua mạng có thể được coi là giao dịch dân sự?

Hành vi bom hàng có phải là hành vi vi phạm hợp đồng?

Từ lập luận ở trên cho thấy, việc đặt hàng qua mạng có thể được coi là ký kết hợp đồng đối với bên giao hàng. Từ đặc điểm của việc đặt hàng qua mạng có thể xác định đây là hợp đồng dịch vụ. Mà theo quy định tại Điều 298 BLDS năm 2015; trong hợp đồng thường sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, bên sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 515 BLDS năm 2015 có nghĩa vụ: cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi; trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

Từ đó cho thấy, hành vi bom hàng là hành vi không trả tiền cho người cung cấp dịch vụ. Vậy nên, hành vi bom hàng là hành vi vi phạm hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi bom hàng

Đối với hành vi bom hàng dưới góc độ là một hành vi vi phạm hợp đồng; theo quy định tại Điều 360 BLDS năm 2015; người bom hàng có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

Bên cạnh đó, do đặc điểm của việc đặt hàng qua mạng là người giao hàng sẽ ứng trước tiền cho món hàng đó. Vậy nên, đây có thể được coi là thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015; người nào có hành vi xâm phạm tình mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Có thể thấy, việc bom hàng là hành vi xâm phạm tài sản của người giao hàng. Vậy nên, theo quy định tại khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015; người bom hàng phải bồi thường toàn bộ số tiền tương ứng với số hàng mà họ đã không nhận.

Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Đối với thiệt hại gây ra do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ do chính người có hành vi xâm phạm bồi thường.

Đối với thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được chia như sau:

  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải tự bồi thường.
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải tự bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản thì cha, mẹ bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
  • Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cha mẹ không đủ tài sản bồi thường thì lấy tài sản riêng của con bồi thường phần còn thiếu.

Giải quyết tình huống

Từ đó cho thấy, bom hàng là hành vi vi phạm pháp luật. Và hành vi bom hàng này được coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Người có hành vi bom hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm nghĩa vụ đó. Và chủ thể phải bồi thường đối với thiệt hại chính là người có hành vi đặt hàng.

Còn đối với thiệt hại do hàng hóa chưa được thanh toán gây ra; người có hành vi bom hàng phải bồi thường toàn bộ số tiền tương ứng với giá tiền của số hàng không nhận. Tuy nhiên, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ có sự khác biệt so với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ có sự khác biệt; phụ thuộc vào độ tuổi của người có hành vi bom hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Bom hàng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu người có hành vi bom hàng đã thanh toán cho số hàng được giao, người đó có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này chỉ phát sinh khi người có hành vi bom hàng chưa thanh toán cho số hàng được giao. Hành vi chưa thanh toán này ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của người giao hàng. Vậy nên, người có hành vi bom hàng mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Còn nếu người có hành vi bom hàng đã thanh toán cho số hàng được giao, người đó không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nữa.

Nếu người có hành vi bom hàng đã thanh toán số hàng được giao, người đó có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng không?

Nếu người có hành vi bom hàng đã thanh toán số hàng được giao, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

2.3/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm