Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc có thể phạt 20 năm tù

bởi PhuongMai
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc có thể phạt tù 20 năm

Buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vốn là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, bằng nhiều mánh khóe; các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn được lưu thông trong thị trường Việt Nam. Những mặt hàng này dù không gây hậu quả ngay trước mắt nhưng về lâu về dài; chúng gây ra những hậu quả không tốt về sức khỏe con người. Vậy hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Chiều 24/9, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang kiểm tra; phát hiện số lượng lớn hàng hóa là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hóa đơn hợp pháp chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Trước đó, vào ngày 23/9; Tổ liên ngành chống lậu của tỉnh tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón; thuốc bảo vệ thực vật Phương Thúy; do bà Nguyễn Phương Thúy, 44 tuổi, làm chủ. Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện tại cơ sở có hơn 3.200 chai; gói thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nhiều nhãn hiệu khác nhau. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn hợp pháp chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa trên.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Thế nào là hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc?

Hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc là hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất tại nhiều nguồn; nhiều nhà sản xuất; người buôn bán không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc của sản phẩm.

Xử lý hành chính đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc

Hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc có thể phải chịu các mức phạt tiền sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc

Hành vi này có thể phải đối mặt với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; và phải đối mặt với một trong các mức hình phạt sau:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: có hành vi sản xuất; buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; buôn bán qua biên giới; hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng giả có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm trong trường hợp: gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, do vụ việc “Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc” này vẫn đang trong quá trình điều tra nên chưa thể kết luận được mức phạt cụ thể trong trường hợp này.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc có thể phạt 20 năm tù“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi buôn bán hàng giả?

Hành vi buôn bán hàng giả là hành vi buôn bán hàng hóa không rõ xuất xứ, không chính hãng.

Hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh khác gì với hành vi buôn bán hàng giả?

Do thuốc chữa bệnh là thứ có tác dụng trực tiếp với cơ thể con người nên hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có cấu thành tội phạm nặng hơn.

Hành vi buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật khác gì với hành vi buôn bán hàng giả?

Tương tự như vậy, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật về lâu về dài cũng có ảnh hưởng lớn đến con người.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm