Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?

bởi Thanh Tri
Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?

Chào Luật xư, tôi tên là Trần Văn Thời, tôi có vấn đề cần được luật sư tư vấn như sau: chuyện của 2 anh, em tôi khi xem bóng đá World Cup 2022 mới đầu 2 anh, em chúng tôi xem chỉ vì để thỏa mãn tình yêu bóng đá, nhưng sau vài trận bóng lăn chúng tôi cá độ bằng hình thức ăn nhậu thông qua tin nhắn trên ứng dụng zalo, ngoài ra không chung chi hay trả tiền mặt cho nhau, nhưng khi công an kiểm tra điện thoại thì thấy có tin nhắn giữ 2 anh, em tôi cá độ và có số tiền tương ứng với từng trận bóng và đã quy kết trách nhiệm là cá độ bóng đá thắng thua bằng tiền nhưng chúng tôi không nhận tội.

Tôi nhắn tin trên 2 lần, số tiền thắng thua tổng cộng là 75.500.000₫ nhưng trong tin nhắn chúng tôi nhắn là chai với xị, chúng tôi nhận tội là 2 anh, em ham vui nên cá cược lung tung cho vui, còn thắng thua thì chỉ đến mức độ ăn nhậu thôi ngoài ra không có trả tiền bạc hay tính chung chi gì hết. Khi ra Tòa chúng tôi bị cáo buộc theo điểm b khoản 2 điều 321 số tiền trên 50.000.000₫ là có đúng không? Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn!

Tại bài viết sau đây, Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?”. Hi vọng bài viết này mang đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích.

Căn cứ pháp lý

 Khái niệm cá độ bóng đá

  • Cá cược (cá độ) bóng đá là hành động sử dụng tiền hoặc tài sản khác để đặt cược vào việc dự đoán kết quả của một sự kiện sắp tới hoặc đang diễn ra chưa kết thúc, hoặc cũng được hiểu là mất tiền trên tỷ lệ thắng, thua trận thể thao.
  • Cá cược (cá độ) thường được tổ chức trên quy mô lớn, với số lượng lớn người cùng tham gia thông qua một trung gian đóng vai trò trung gian. Đối tượng này là người đặt ra các điều kiện và cũng là đầu mối tiếp nhận và chi trả quyền lợi cho người tham gia trên cơ sở nội dung đã ký hợp đồng.
  • Tổ chức cá độ bóng đá là hành vi rủ rê, lôi kéo tụ tập người khác hoặc cung cấp địa điểm, phương tiện…đối với các hoạt động cá độ.

Theo đó cá độ bóng đá cũng là một hình thức đánh bạc trái phép.

  • Trên thực tế, cá độ bóng đá được thực hiện chủ yếu dưới 03 hình thức:
    • Trực tiếp thỏa thuận đặt cược không thông qua người tổ chức mà ăn thua bằng tiền giữa những người cùng xem trực tiếp một trận bóng.
    • Tham gia cá cược bằng tiền thông qua người môi giới.
    • Mở tài khoản trên các trang mạng cá cược trên Internet (hình thức này hiện đang khá phổ biến ).

Như vậy, Mọi hành vi cá cược hoặc hành vi tổ chức cá độ bóng đá dưới bất kỳ hình thức nào đều được coi là hành vi tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc và phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

Cá độ bóng đá có phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

Hiện nay, hành vi cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện dưới mọi hình thức. Người có hành vi thực hiện cá độ bóng đá sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  • Xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Hành vi đánh bạc trái phép

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
    a) Làm chủ lô, đề;
    b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
    c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
    d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
    Theo đó, người có hành vi cá độ bóng đá online có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Mức xử phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức xử phạt trên là gấp đôi.

Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?
Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội đánh bạc :

  1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    • a) Có tính chất chuyên nghiệp;
    • b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
    • c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
    • d) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại mùa World Cup 2022 đã bắt đầu, việc cá độ bóng đá là một trong những hành vi vi phạm pháp luật phổ biến. Mọi công dân cần ý thức được đầy đủ tính bất hợp pháp của hành vi cá độ bóng đá cũng như hậu quả pháp lý có thể xảy ra nếu thực hiện việc cá độ World Cup 2022 là hành vi bất hợp pháp.

Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?

Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được ăn thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Các hành vi đánh bạc bao gồm: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…

Như vậy cá độ bóng đá là hành vi đánh bạc trái phép.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

  • Điều 321. Tội đánh bạc
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
      • a) Có tính chất chuyên nghiệp;
      • b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
      • c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
      • d) Tái phạm nguy hiểm.”

Theo như bạn trình bày là số tiền thắng thua theo hình thức cá cược bằng tin nhắn trên ứng dụng zalo trên điện thoại là 75.500.000 đồng. Bên cạnh đó, bạn và người kia cũng thừa nhận có hành vi cá cược bóng đá với số tiền trên bằng tin nhắn.

Bạn có trình bày là bạn nhắn tin không ghi số tiền cụ thể và thể hiện số tiền bằng củ, chai, lít, xị. Số tiền thắng thua trên không chung chi trực tiếp mà quy đổi ra số tiền nhậu hoặc số lần ăn nhậu.

Tuy nhiên, đối với hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được xác định là thua bằng tiền hay hiện vật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Do đó, Hội đồng xét xử truy tố bạn theo Điểm b Khoản 2 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 với số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá trên 50.000.000 đồng là có căn cứ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Dịch vụ nhận nuôi con nuôi… Nếu qúy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cá độ bóng đá qua mạng có phải hành vi đánh bạc trái phép?

Hành vi cá độ bóng đá qua mạng cũng có các dấu hiệu của hành vi đánh bạc trái phép. Cụ thể:
+ Cá cược tiền vào một trận bóng đá trước khi trận đấu đó diễn ra thông qua việc đặt cược trực tuyến ở các nhà cái online.
+ Được thực hiện với mục đích được thua bằng tiền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, cá độ bóng đá cũng được xem là hành vi đánh bạc trái phép và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Cá độ bóng đá với số tiền nhỏ có sao không?

Như đã phân tích, cá độ bóng đá cũng được coi là đánh bạc trái phép. Do đó, nếu cố tình thực hiện, người tham gia cá độ bóng đá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh đánh bạc.

Thua cá độ bóng đá không muốn trả độ có được không?

Về việc trả độ cá cược bóng đá, theo nguyên tắc thông thường của việc cá cược này thì người thua phải trả độ cho người thắng theo mức tiền thỏa thuận ban đầu dựa vào kết quả trong 1 trận đấu bóng đá. Tuy nhiên việc cá cược này có thể bị xác định là giao dịch dân sự bị vô hiệu, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
– Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo đó, hành vi cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm do đó đây là căn cứ để vô hiệu hóa giao dịch dân sự đã xác lập giữa các bên trước đó.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu đã bị xác định là vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do đó, người thua cá độ bóng đá không cần phải thực hiện việc trả độ cho bên thắng theo thỏa thuận trước đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm