Các bên trong hoạt động đấu giá hàng hóa có quyền và nghĩa vụ gì?

bởi DangNgocHa
Các bên trong hoạt động đấu giá hàng hóa có quyền và nghĩa vụ gì?

Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại mang tính cạnh tranh, giúp người bán có thể bán hàng hóa của mình với mức giá cao nhất, người mua có thể mua được hàng hóa ưng ý trong khả năng ngân sách có thể chi trả. Quy định pháp luật Việt Nam về đấu giá hàng hóa hiện nay là như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiều thông qua tình huống sau đây: “Xin chào luật sư, sắp tới đây tôi định tổ chức bán đấu giá hàng hóa. Luật sư có thể cho tôi biết quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đấu gia hàng hóa là như thế nào? Cảm ơn luật sư!”

Căn cứ pháp lý

Luật Thương Mại 2005

Đấu giá hàng hóa là gì?

Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:

– Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

– Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm

Các chủ thể trong hoạt động đấu giá hàng hóa

Các chủ thể trong hoạt động đấu giá hàng hóa bao gồm:

– Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.

– Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật.

– Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá.

– Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.

Những người không được tham gia đấu giá bao gồm:

– Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.

– Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.

– Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đấu giá hàng hóa

*Quyền của người tổ chức đấu giá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:

– Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;

– Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;

– Tổ chức cuộc đấu giá;

– Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

– Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật thương mại 2005

*Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá

– Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.

– Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.

– Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.

– Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.

– Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 Luật thương mại 2005.

– Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.

– Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.

– Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 Luật thương mại 2005 hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.

*Quyền của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các quyền sau đây:

– Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật thương mại 2005  hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;

– Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

*Nghĩa vụ của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các nghĩa vụ sau đây:

– Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;

– Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo thỏa thuận. Trường hợp không có thoả thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa thì thù lao được xác định như sau:

– Trường hợp cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo Điều 86 của Luật này;

– Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao ở trên.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối với hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật, ai là người có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa?

Người tổ chức đầu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.

Nếu không có thỏa thuận mà cuộc đấu giá không thành thì người bán hàng có phải trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá không?

Có! Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao của trường đấu giá thành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm