Trong một thế giới ngày càng phẳng, các hoạt động ngoại hối trong đó bao gồm các giao dịch vãng lai ngày càng được thực hiện nhiều. Pháp luật về ngoại hối ở nước ta cho phép và có những quy định điều chỉnh các giao dịch vãng lai. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi là ngoại hối với ngoại tệ là một hay khác nhau? Giao dịch vãng lai là các giao dịch nhỏ, lẻ tẻ đúng không? Giao dịch vãng lai được hiểu thế nào theo pháp luật? Nước ta có cho phép tự do giao dịch vãng lai không hay phải tuân theo các quy định nào? Cảm ơn luật sư tư vấn!”
Căn cứ pháp lý
Pháp lệnh ngoại hối 2005
Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013
Ngoại hối là gì?
Ngoại hối có thể được hiểu là các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.
Pháp lệnh ngoại hối 2005 ở nước ta có đưa ra khái niệm ngoại hối bằng cách liệt kê, theo đó ngoại hối bao gồm:
– Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (ngoại tệ);
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
– Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Giao dịch vãng lai là gì?
Hoạt động ngoại hối có thể được hiểu là tổng hợp các hành vi pháp lý do các chủ thể thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản ngoại hối. Pháp lệnh ngoại hối 2005 cũng đưa ra khái niệm về hoạt động ngoại hối, theo đó hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Như vậy hoạt động ngoại hối có thể bao gồm các nhóm hoạt động sau đây:
– Giao dịch vãng lãi
– Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
– Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
– Các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
Trong đó, Giao dịch vãng lai được pháp lệnh ngoại hối 2005 định nghĩa là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn. Để hiểu hơn về giao dịch vãng lai là gì? Ta có thể tìm hiểu thêm về khái niệm người cư trú và người không cư trú, giao dịch vốn theo quy định pháp luật ngoại hối, cụ thể:
– Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
+ Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 điều 4 pháp lệnh ngoại hối 2005
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
+ Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 điều 4 pháp lệnh ngoại hối 2005 và cá nhân đi theo họ;
+ Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;
+ Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
– Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005
– Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động sau đây:
+ Đầu tư trực tiếp;
+ Đầu tư gián tiếp;
+ Vay và trả nợ nước ngoài;
+ Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
+ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
*Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm:
+ Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;
+ Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến tín dụng thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn;
+ Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;
+ Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp;
+ Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài;
+ Các khoản chuyển tiền một chiều; Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua mạng bưu chính công cộng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.”
+ Các thanh toán và chuyển tiền khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai
Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định pháp luật liên quan theo các nguyên tắc sau:
– Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.
– Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
– Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
– Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
– Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Chuyển tiền một chiều
– Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
– Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.
– Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp.
– Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.
Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ
– Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu.
– Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép.
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai
Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động ngoại hối có thể bao gồm các nhóm hoạt động sau đây:
– Giao dịch vãng lãi
– Giao dịch vốn
– Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
– Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
– Các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
Có! Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định pháp luật liên quan
Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.