Xin chào Luật sư, tôi là công nhân may cho một công ty chuyên sản xuất, may giày để xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc. Mới đây do tôi đi trễ 3 lần trong tháng vì lý do sức khỏe thì bị trưởng phòng xử lý kỷ luật lao động bằng biện pháp cảnh báo nhưng lời lẽ rất nặng nề, mang tính công khích cá nhân và có hành vi tác động vật lý lên mặt tôi. Bức xúc vì cách làm việc của trưởng phòng, tôi muốn báo cáo lên cấp trên xem đây có phải là hành vi xử lý kỷ luật lao động bị nghiêm cấm không. Vậy các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động năm 2023 là gì? Xin được giải đáp.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động 2023
Các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
- Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Các hình thức kỷ luật lao động hiện nay
Có ba hình thức kỷ luật lao động được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2012, đó là các hình thức:
– Khiển trách
– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức
– Sa thải
Ngoài ba hình thức kỷ luật nêu trên, người sử dụng lao động không được áp dụng bất cứ hình thức kỷ luật lao động nào khác đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Việc lựa chọn hình thức kỷ luật nào để áp dụng đối với hành vi vi phạm nào do người sử dụng lao động quyết định căn cứ tính chất, mức độ lỗi của người vi phạm. Theo đó, người sử dụng lao động tự xác định và dự liệu được các hành vi vi phạm có thể xảy ra trong đơn vị để áp dụng.
a, Hình thức khiển trách:
Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Việc quy định hành vi cụ thể nào áp dụng hình thức khiển trách hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định. Ví dụ các hành vi: người lao động sử dụng điện thoại riêng trong giờ làm việc, hoặc vứt rác không đúng nơi quy định, hoặc ăn trong giờ làm việc, hoặc mặc quần áo không đúng quy định, hoặc khạc nhổ bừa bãi tại nơi làm việc,…
b, Hình thức khéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức:
Nhóm này bao gồm hai hình thức kỷ luật riêng biệt, được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. Người sử dụng lao động được quyền lựa chọn hình thức kỷ luật phù hợp để áp dụng. Tuy nhiên, hình thức kỷ luật “cách chức” chỉ áp dụng trong trường hợp người lao động đang đảm đương chức vụ nhất định. Song, không phải khi nào người lao động đang đảm đương chức vụ mà có hành vi vi phạm kỷ luật đều bị cách chức. Vì nếu hành vi vi phạm không ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý đảm đương chức vụ của người lao dodonogj thì người sử dụng lao động có thể vẫn không cách chức mà áp dụng hình thức “kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”. Ví dụ: anh A là Trưởng phòng Hành chính. Một hôm anh A đi làm muộn 30 phút do tắc đường. Trong nội quy lao động của đơn vị quy định: “người lao động đi làm muộn 30 phút thì bị xử lý kỷ luật ở hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức”. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể không cách chức anh A mà có thể kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng.
c, Hình thức sa thải:
Đây là hình thức kỷ luật nặng nhất được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm ở mức độ lỗi nặng. Theo đó, người sử dụng thấy rằng không thể tiếp tục sử dụng người lao động và họ có quyền loại người lao động ra khỏi đơn vị bằng cách chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, do người lao động bị sa thải là đồng nghĩa với chấm dứt việc làm, thu nhập và sẽ khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới, cho nên để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và tránh trường hợp người sử dụng lao động lạm quyền, Bộ luật lao động quy định một điều luật riêng (Điều 126) về 3 nhóm hành vi vi phạm áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải (mời bạn đọc theo dõi bài viết Các trường hợp sa thải trong kỷ luật lao động)
Các trường hợp không xử lý kỷ luật lao động 2023
Người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không bị xử lý kỷ luật:
- Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019;
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
(Điều 122 Bộ luật Lao động 2019)
Khi nào người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải
Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động 2019;
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động năm 2023
Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;
- Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;
- Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
So với quy định hiện hành tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2012, quy định mới đã làm rõ thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động như:
- Cấm xâm phạm danh dự, tính mạng, uy tín của người lao động;
- Cấm xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Có thể thấy, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm nhiều quy định nhằm bảo vệ hơn cho người lao động.
Trường hợp vẫn bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật, thậm chí là xử lý kỷ luật không đúng, người lao động nên biết một số thông tin dưới đây:
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Quy định mới về bảo trợ xã hội. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngoại trừ hình thức kỷ luật sa thải chỉ áp dụng trong các trường hợp nhất định, thì thời điểm xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động được quy định như sau:
Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
(Căn cứ Điều 126 Bộ luật Lao động 2019)
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Khi hết thời gian trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong các thời hạn trên.
(Điều 123 Bộ luật Lao động 2019)
Việc kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật chỉ áp dụng đối với các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong khoảng thời gian nhất định. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1:
Khi hết thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; bị tạm giữ, tạm giam hoặc hết thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận của cơ quan có thẩm quyền nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay.
Trường hợp hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Trường hợp 2:
Khi hết thời gian lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Lưu ý: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy định.